160 ngày TP.HCM chống dịch

2 years ago 119

Ngày 2-6, ca tử vong đầu tiên tại TP.HCM và khu vực phía Nam - kể từ khi COVID-19 xâm nhập vào Việt Nam (28-1-2020) - ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Theo Bộ Y tế, đến thời điểm đó, cả nước đã có 49 ca tử vong vì COVID-19 được công bố.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một chuyên gia cho rằng căn cứ trên số lượng bệnh nhân nặng đang điều trị, đợt dịch này có thể có thêm 20 ca tử vong nữa. Tiên đoán sai bởi không ngờ lại có những con số khủng khiếp sau này.

Đến nay Việt Nam ghi nhận 18.400 ca tử vong (con số ngày 25-9), tỉ lệ tử vong là 2,5%, cao hơn bình quân chủng của thế giới, riêng ở TP.HCM con số này là 4%, trong khi gần 1 năm rưỡi trước đợt dịch này chỉ có 35 ca tử vong.

TP.HCM chống dịch theo phương pháp đã áp dụng từ ban đầu: cách ly toàn bộ F1 tại khu cách ly tập trung, F0 cách ly tại bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị.

Chỉ trong ít ngày, các khu cách ly trở nên quá chật, nguy cơ lây nhiễm  chéo rất cao, có những ngày chỉ 1 khu cách ly tập trung đã ghi nhận hàng trăm ca dương tính. Đầu tháng 7, Bộ Y tế có quy định mới hướng dẫn điều kiện cách ly F1 tại nhà. Nhưng rất khó để áp dụng.

Tại các khu cách ly tập trung tình trạng lây nhiễm chéo vẫn còn, đến giữa tháng 7, số ca mắc mới hàng ngày bắt đầu lên mức 4 con số (từ 1000 ca/ngày), 1/2 trong đó ở TP.HCM, kế đến là Bình Dương, Long An, Đồng Tháp. Hầu hết bệnh nhân ghi nhận tại khu cách ly, khu phong toả, số ca cộng đồng chỉ khoảng 5%/tổng số ca.

TP.HCM gần như phải “chạy đua” thành lập bệnh viện dã chiến - trung tâm hồi sức. Hầu hết các bệnh viện phải chuyển đổi công năng để thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là điều trị COVID-19, trưng dụng nhiều ký túc xá, trường học, nhà văn hóa, chung cư… để có chỗ tiếp nhận bệnh nhân.

Tính đến nay, TP.HCM đã có đến 93 cơ sở tiếp nhận bệnh nhân COVID-19, với tổng số gần 65.000 giường bệnh.

Chiến lược điều trị bệnh nhân COVID-19 thay đổi. Từ cách ly tập trung chuyển sang cách ly F0, F1 tại nhà. Ngoài việc thiết lập các trạm y tế lưu động “gần dân”, các gói thuốc A,B,C cũng được cố gắng cung ứng đến tay F0.

Khi số F0 tự chăm sóc điều trị tại nhà đang chiếm gần 50% tổng số ca COVID-19 đang điều trị, TP.HCM muốn giảm dần các bệnh viện dã chiến, tận dụng tất cả nguồn lực y tế tập trung chăm sóc F0 cộng đồng nhằm giảm số ca nhập viện, giảm chuyển nặng và tử vong.

Read Entire Article