Ba yếu tố gây áp lực lạm phát năm 2022 và 2023

1 year ago 92

Tuy nhiên, các yếu tố về nguồn cung, căng thẳng địa chính trị đưa đến rủi ro làm gia tăng lạm phát trên toàn cầu. Với Việt Nam, gần đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo lạm phát nước ta năm 2022 tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát 4% đặt ra. Phân tích các áp lực có khả năng dẫn đến "vòng xoáy" làm phát trong 2 năm tới, ông Nguyễn Bích Lâm cho rằng có 3 yếu tố chính.

Thứ nhất, nhóm yếu tố tạo áp lực lớn nhất là lạm phát chuỗi cung ứng. Kinh tế nước ta có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài, với tỷ lệ 37% chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế; tỉ lệ này trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo - ngành có vai trò là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế chiếm 50,98%.

Thứ hai là giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao. Kinh tế Việt Nam có đặc điểm khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế. Do đó rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi trong bối cảnh các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, EU, Hàn Quốc... đều dự báo lạm phát ở mức đáng lo ngại.

Thứ ba, tổng cầu tăng đột biến trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 350.000 tỷ đồng, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế sẽ làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch cũng là áp lực lớn lên lạm phát trong năm 2022 và 2023.

Read Entire Article