Bảo đảm người dân được tiếp cận vaccine phòng COVID-19 đến “chặng cuối cùng”

2 years ago 100

Đảm bảo tất cả người dân được tiếp cận vaccine COVID-19 đến “chặng cuối cùng”   - Ảnh 1.

Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam Kidong Park

Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam Kidong Park đưa ra khuyến nghị trên trong buổi phỏng vấn của phóng viên Báo Điện tử Chính phủ trong bối cảnh Việt Nam đang tiến tới "những chặng cuối" hoàn thành Chiến lược tiêm vaccine lớn nhất lịch sử với mục tiêu "Không để ai bị bỏ lại phía sau".

Tiến sĩ Kidong Park đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc nhanh chóng mở rộng phạm vi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên cả nước. 

Việt Nam đã đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng cuối năm 2021, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch mà Tổ chức Y tế Thế giới đặt ra trước đó (giữa tháng 6/2022). Tính đến ngày 17/4, hơn 78% tổng dân số Việt Nam đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19.

Nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao, mặc dù số ca bệnh tăng đột biến sau Tết Nguyên đán 2022, Việt Nam vẫn kiểm soát được số bệnh nhân nhập viện, nhất là các ca bệnh chuyển nặng và nguy kịch.  

Vaccine vẫn là "vũ khí" phòng thủ tốt nhất

Trong thời gian tới, WHO khuyến cáo Việt Nam cần tiếp tục duy trì tiêm nhắc lại, đặc biệt là ở nhóm nguy cơ cao như nhân viên y tế, người già, trẻ em và người mắc bệnh nền.

"Đại dịch vẫn chưa kết thúc và tiêm chủng hiện vẫn là 'vũ khí" phòng thủ tốt nhất của chúng ta trong việc bảo vệ những nhóm nguy cơ cao khỏi chuyển bệnh nặng và tử vong do COVID-19", Tiến sĩ Kidong Park nhấn mạnh.

Việt Nam đã chứng minh việc triển khai tiêm chủng hiệu quả và tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 thông qua phương pháp tiếp cận toàn xã hội.

Đặc biệt, cần chú trọng đến việc tạo ra và duy trì nhu cầu cũng như đưa các dịch vụ tiêm chủng đến gần hơn với các nhóm dân cư chưa được tiếp cận, sẽ giúp đẩy nhanh việc triển khai tiêm chủng tại Việt Nam.

Ngoài ra, Đại diện WHO tại Việt Nam cũng ủng hộ cách tiếp cận đúng đắn của Việt Nam khi xây dựng hai kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.  

Hai kịch bản này dựa trên tình hình dịch trong nước, kế hoạch đáp ứng chiến lược và sự chuẩn bị sẵn sàng đối với dịch COVID-19 (SPRP) mà WHO đã đưa ra cuối tháng 3/2022 để chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu trong năm 2022. 

Nhân dịp này, Tiến sĩ Kidong Park khuyến nghị Việt Nam tiếp tục tăng cường giám sát các xu hướng lây truyền, bao gồm các trường hợp mắc COVID-19, tử vong và nhập viện, nâng cao năng lực cảnh báo sớm, xét nghiệm chiến lược liên quan đến giải trình tự gene để có thể theo dõi sự xuất hiện và lây lan của các biến thể mới.

Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục bảo đảm rằng vaccine phòng COVID-19 tiếp cận được đến mọi người dân ở những chặng đường cuối và bảo đảm tính liên tục của việc cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu, bất kể tình huống nào.

Đảm bảo tất cả người dân được tiếp cận vaccine COVID-19 đến “chặng cuối cùng”   - Ảnh 3.


Read Entire Article