Biết im lặng là trí tuệ, là cảnh giới cao của tu dưỡng

2 years ago 120

Có câu: “Học nói chỉ mất hai năm, nhưng học im lặng thì phải mất cả đời”. Biết im lặng không chỉ thể hiện của trí tuệ mà còn cho thấy trình độ tu dưỡng của một người. Biết im lặng là trí tuệ, là cảnh giới cao của tu dưỡngTượng Booker T. Washington. (Ảnh: MarmadukePercy, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Booker T. Washington (1856-1915) là một nhà giáo dục, tác giả và nhà lãnh đạo trong cộng đồng da đen Mỹ từ cuối những năm 1800 tới khi qua đời vào năm 1915. Ông là một trong những người Mỹ gốc Phi đầu tiên được mời đến tòa Bạch Ốc. Có một giai thoại về Washington như thế này.

Thời bấy giờ sự phân biệt đối xử với người da đen còn rất phổ biến ở Mỹ. Một lần, Washington đang cùng một người bạn da trắng đi trên đường. Khi họ đang vừa đi vừa trò chuyện thì Washington bị một người da trắng khiêu khích và ngạo mạn dùng tay đẩy mạnh làm ông ngã xuống đất.

Washington bình tĩnh đứng dậy, lấy tay phủi bụi đất trên quần áo, không nói gì và trên nét mặt cũng không có vẻ gì là oán hận. Người bạn da trắng đi cùng ông vô cùng bất bình, tức giận nói: “Sao cậu có thể dễ dàng tha thứ cho kẻ đã bắt nạt cậu như thế được?”

Washington bình tĩnh nhìn người bạn và nói: “Người nào muốn làm mình bực tức, mình sẽ không để người ấy làm được điều đó. Biện pháp tốt nhất chính là im lặng và không để ý đến họ.”

Khác với rất nhiều người da đen khác, Washington không trực diện đối đầu với các chính sách bất công với người da đen. Ông nhận ra rằng một trong những nguyên nhân cốt lõi khiến người da đen bị phân biệt đối xử là vì thời bấy giờ người da đen quả thật có nền tảng suy nghĩ, lối sinh hoạt, sự giáo dưỡng rất kém so với người da trắng. Do đó, Washington kết nối những người da đen, hợp tác cùng những người da trắng có thiện ý, và thành lập nên hàng trăm trường học, các tổ chức giáo dục, đóng góp rất nhiều công sức cho việc nâng cao giáo dục của người da đen ở Nam Mỹ.

Chính thái độ nhân sinh của nhà giáo dục Washington đã khiến ông trở thành lãnh đạo của người da đen ở nước Mỹ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Trong cuộc đời, sẽ có lúc bạn nhận ra rằng ngàn lời nói chi bằng không nói một lời nào. Có rất nhiều trường hợp chúng ta gặp trong cuộc sống chính là cần biết im lặng như vậy.

1. Bị xem nhẹ, đừng nói lời oán giận

Đối mặt với việc bị xem nhẹ, có nói lời oán giận cũng là vô ích, lại càng khiến người khác xem nhẹ mình hơn. Điều ấy sẽ khiến mối quan hệ tồi tệ đi, mâu thuẫn xảy ra và dẫn đến kết quả xấu.

Một người quá ôm giữ danh lợi thì dễ tổn thương và mất bình tĩnh khi bị xem nhẹ. Trên thực tế, sự sang quý hay hèn hạ, trọng hay khinh của một người không được quyết định ở tiêu chuẩn mà người ấy tự đặt ra. Bình tĩnh, khiêm tốn, không khoa trương, không cho mình là quan trọng thì rất nhiều khi tự nhiên bản thân sẽ trở thành người quan trọng trong mắt mọi người.

Xem thêm: “Không tức giận” là bước đầu thiện đãi chính mình

2. Bị nhục mạ, đừng nói lời xằng bậy, vô nghĩa

Đời người không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khi bị người khác nhục mạ, rất nhiều người sẽ để bụng suy nghĩ, khi bị cảm xúc chế ước, họ sẽ rất dễ suy đoán lung tung, hồ đồ. Khi đó, người ta thường phát tiết ra và nói những lời vô nghĩa.

Vì vậy, khi bị người khác nhục mạ thì thái độ xử thế tốt nhất không phải là bất mãn, mà là tự suy xét lại bản thân mình, khách quan phân tích và tìm ra nguyên nhân khiến bản thân bị nhục mạ. Chúa Jesus giảng rằng: “Nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái.” Nếu có thể mỉm cười đón nhận lời nhục mạ, thản nhiên để cho đối phương hả cơn tức giận, thì cảnh giới tu dưỡng của một người đã rất cao rồi.

3. Gặp lúc thấy bất công, đừng nói lời đồn đại

Cảm giác bất công của con người trong đại đa số trường hợp đều xuất phát từ tâm ghen tị, tật đố: cùng như nhau, vì sao anh ta được mà tôi thì không được? Đây là một tật xấu mà rất nhiều người mắc phải. Nó không chỉ ảnh hưởng tới tình thần mà còn ảnh hưởng đến cả thân thể một người. Nó còn sinh ra lòng thù hận, mong muốn hãm hại người khác.

Một người nên được gì thì đó là trong mệnh của họ đã có. Đối mặt với người hơn mình, không nên ghen tị, đố kỵ mà phao tin đồn để làm hại họ. Bởi vì thực ra hại người cũng chính là hại mình.

4. Được khen ngợi, đừng nói lời ngạo mạn, ngông cuồng

Khi được người khác khen ngợi, khẳng định năng lực, nghĩa là bạn làm tốt một lĩnh vực nào đó. Nhưng mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đừng nên vì thế mà vội kiêu ngạo. Trong cuộc sống rất cần những lời khen ngợi, nhưng đừng vì sự ngưỡng mộ, tán thưởng của người khác mà trở thành người ngạo mạn, tự đại mà mê lạc mất bản thân.

Người nói lời quá ngông cuồng, ngạo mạn thì chỉ nhận được sự chán ghét của người khác và họ sẽ dần dần rời xa bạn. Hãy nhớ kỹ rằng, để có được thành công, ngoài bản thân bạn ra còn có rất nhiều sự giúp đỡ từ người khác.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Người quân tử khiêm tốn, không đàm luận thiếu sót của người khác

Mời xem video:

Read Entire Article