Chơi chứng khoán "bay" 200 triệu tới lãi cả tỷ đồng: 2 điều F0 phải nhớ nếu không muốn sấp mặt!

2 years ago 109

Câu chuyện của cựu sinh viên RMIT trong gần 2 năm đầu tư chứng khoán sẽ cho bạn khá nhiều chia sẻ hữu ích.

 2 điều F0 phải nhớ nếu không muốn sấp mặt!

Chứng khoán có lẽ đã trở thành từ khoá phổ biến trong rất nhiều cuộc nói chuyện của giới trẻ. Và xung quanh bạn hẳn cũng có rất nhiều "người thật, việc thật" về hành trình đưa tiền đi "chơi" chứng". Lãi có, lỗ có, đầu tư ít có nhiều có, nhưng quan trọng nhất là những trải nghiệm nhớ đời cùng loạt bài học khắc cốt ghi tâm có được. Dưới đây là câu chuyện 2 năm đầu tư chứng khoán với nhiều cung bậc cảm xúc của Nguyễn Lê Tâm (một người thuộc Gen Z đời đầu (1996)).

 2 điều F0 phải nhớ nếu không muốn sấp mặt! - Ảnh 1.

Tâm là cựu sinh viên RMIT, chuyên ngành kinh tế và tài chính. Thời đại học Tâm tốt nghiệp loại giỏi với GPA 3.5/4.0, từng nhận học bổng nhờ thành tích học tập. Thế nhưng, ra trường Tâm lại làm trái ngành và trở thành giảng viên tiếng Anh. Câu chuyện đầu tư của Tâm hẳn sẽ khiến bạn nhận ra chính mình trong đó.

Cứ ngỡ đầu tư dễ như đi học, thế là bay luôn 200 triệu

Mình bước vào thị trường đầu năm 2020. Khi đó chưa biết gì về "sóng" hay là chu kì kinh tế các thứ, nhưng mình còn nhớ lời giảng viên dạy khi học đại học, đó là cứ khoảng 10 - 12 năm sẽ có một đợt khủng hoảng kinh tế lớn. Và có ba thứ gây thiệt hại kinh tế lớn là thiên tai, chiến tranh, và dịch bệnh. Do đó mình lờ mờ nhận ra phía trước có lẽ có một cơ hội rất lớn.

Mình vào thị trường với tâm thế vô cùng tự tin vì nghĩ đã từng làm tốt ở đại học, thì có lẽ cũng sẽ làm tốt trên thị trường thôi, nhưng cuộc đời không như là mơ. Mình ưa thích trường phái lướt sóng - mua và nắm giữ cổ phiếu vài ngày lãi 10 - 20% thì bán ra. Sau một vài lần thành công thì điều tồi tệ tháng 3/2020 ập đến. Dịch bệnh bùng phát, thị trường bán tháo, VN-Index giảm hơn 200 điểm, và danh mục của mình có thời điểm "bay" hơn 30% (Ảnh).

 2 điều F0 phải nhớ nếu không muốn sấp mặt! - Ảnh 2.

Sau thất bại khủng khiếp ấy, mình ngừng giao dịch một thời gian và tìm thêm sách về chứng khoán để đọc. Mình bắt đầu nghiên cứu rất kĩ về phương pháp phân tích kĩ thuật, từ cách đọc hành động giá thông qua đồ thị nến cho đến cách xác định điểm đảo chiều.

Sau đó mình quay lại thị trường, vẫn ưa thích trường phái lướt sóng. Ban đầu mình có vẻ khá thành công nhờ bắt được tương đối chính xác các xu hướng của cổ phiếu, nhưng rồi khi thị trường vào những đợt điều chỉnh mạnh thì lại "bay" 10 - 15% tài khoản vì trót "đu đỉnh".

Cứ như thế, tài khoản lãi rồi lỗ, rồi lại lãi rồi lại lỗ. Đến khi nhìn lại, mình mất khoảng 200 triệu so với đầu năm. Kết thúc một năm 2020 đầy cay đắng.

Ngã ở đâu đứng dậy ở đó, còn thở là còn gỡ

Mình lại ngừng giao dịch một thời gian vào đầu năm 2021. Đó là lúc mình bắt đầu suy ngẫm nhiều về thị trường và tìm đọc các phương pháp đầu tư, rồi bắt đầu lại vào tháng 4/2021 với toàn bộ số tiền tích lũy được trong những năm đi làm.

Mình nghiên cứu rất kĩ để đoán định đâu là ngành nghề hưởng lợi trong đợt hồi phục kinh tế hậu Covid. Cuối cùng mình chọn ra 04 mã cổ phiếu thuộc 04 ngành nghề khác nhau: Bất Động Sản, Xây Dựng, Bán Lẻ, và Thép. Mình quyết định mua và nắm giữ trung - dài hạn các mã cổ phiếu này.

Tháng 4 và tháng 5 trôi qua, khi kiểm tra lại tài khoản thì mình bắt đầu nhìn thấy những tia sáng đầu tiên. Tài khoản của mình lãi 270 triệu (Ảnh).

 2 điều F0 phải nhớ nếu không muốn sấp mặt! - Ảnh 3.

Rồi mình tiếp tục nắm giữ danh mục, cho đến khi cán mốc 2 tỷ. Đó cũng là ngày công ty chứng khoán thông báo rằng mình đã được xác nhận đủ tư cách là "nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp" theo luật chứng khoán Việt Nam. Mình vô cùng hạnh phúc, và nhận ra rằng có lẽ mình đã đi đúng hướng.

Bước sang tháng cuối cùng của năm 2021, cũng là tháng thứ 9 nắm giữ danh mục, mình đã lãi 84%, tương đương 1,3 tỷ đồng (Ảnh).

 2 điều F0 phải nhớ nếu không muốn sấp mặt! - Ảnh 4.

2 bài học "xương máu" dành cho F0

Nếu như hỏi mình về lời khuyên cho các nhà đầu tư mới, đặc biệt là các bạn trẻ, thì mình có 2 điều muốn chia sẻ.

Thứ nhất, chúng ta nên học hành bài bản trước khi bước vào thị trường. Thà bỏ lỡ một cơ hội còn hơn là đóng "học phí" quá đau thương. Vì số học phí đó có khi khiến bạn mất nhiều năm cuộc đời để lấy lại.

Thứ hai là khi bước chân vào thị trường, hãy kiểm soát bản thân mình thật tốt. Đừng để mình bị cuốn vào những cơn "hype" nhất thời của thị trường. Những quyết định mua bán đó có thể sẽ phải trả giá đắt khi các cổ phiếu ấy bước vào pha điều chỉnh lớn.

Tiền nằm trong túi mình, dù làm gì cũng hãy luôn thật thận trọng và tỉnh táo khi ra quyết định. Chúc các bạn thành công.

Theo Quang Vũ

Trí Thức Trẻ

Read Entire Article