Đại gia bí ẩn sở hữu khách sạn À La Carte tọa lạc trên đất vàng bên bờ biển Mỹ Khê - Đà Nẵng là ai?

2 years ago 112

Doanh nghiệp sở hữu khách sạn có vị trí đắc địa này lại là một công ty về dịch vụ hàng không.

Đại gia bí ẩn sở hữu khách sạn À La Carte tọa lạc trên đất vàng bên bờ biển Mỹ Khê - Đà Nẵng là ai?

Bất kỳ du khách nào từng đến Thành phố Đà Nẵng chắc đều ấn tượng bởi khách sạn À La Carte tọa lạc ngay tại vị trí vàng tại giao lộ Võ Nguyên Giáp. Khách sạn này cung cấp tất cả dịch vụ theo dạng cộng thêm linh hoạt, đặc biệt có hồ bơi vô cực trên tầng thượng. Điều thú vị là doanh nghiệp sở hữu khách sạn có vị trí đắc địa này lại là một công ty về dịch vụ hàng không: CTCP Dịch vụ hàng không Taseco (AST).

Ông trùm ngành bán lẻ sân bay tại Việt Nam

Taseco hiện là doanh nghiệp sở hữu chuỗi cửa hàng bán lẻ sân bay lớn nhất Việt Nam với 108 cửa hàng phủ khắp các sân bay lớn. Tiền thân là Công ty Cổ phần Taseco Nội Bài, đã có hơn 17 năm kinh nghiệm kinh doanh bán lẻ tại các sân bay với việc khai trương cửa hàng đầu tiên tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài (NIA) vào năm 2005. Sau khi chuyển đổi sang mô hình Tổng công ty, AST đã hợp nhất với các công ty con khác của Tập đoàn Taseco hoạt động tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (DIA) và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TIA) để trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ sân bay của Việt Nam. 

Đại gia bí ẩn sở hữu khách sạn À La Carte tọa lạc trên đất vàng bên bờ biển Mỹ Khê - Đà Nẵng là ai? - Ảnh 1.

Hiện tại, Taseco đã thành lập chuỗi cửa hàng bán lẻ sân bay lớn nhất Việt Nam với tổng số 108 cửa hàng phủ khắp các sân bay trọng điểm của Việt Nam, tập trung phần lớn ở NIA và DIA. Chuỗi bán lẻ sân bay của AST vượt trội so với đối thủ theo sau là Công ty Cổ phần Dịch vụ Sân bay Miền Nam (SAS) với ước tính khoảng 50 cửa hàng tập trung tại TIA. 

Taseco sở hữu các chuỗi bán lẻ, bao gồm: bách hóa lưu niệm, F&B, hàng miễn thuế, dịch vụ viễn thông & vận tải, đặt tour du lịch và khách sạn, thông qua 106 cửa hàng trên khắp các sân bay trên toàn quốc. Kể từ năm 2020, công ty đã khai thác dịch vụ phòng chờ thương gia với việc khai trương 2 phòng chờ ở NIA và DIA. 

Taseco còn sở hữu 27% cổ phần tại CTCP Dịch vụ Suất ăn Việt Nam (VINACS). VINACS hiện đang vận hành hai nhà máy cung cấp suất ăn hàng không tại sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Cam Ranh, cung cấp suất ăn trên máy bay cho các hãng hàng không với tổng công suất thiết kế 20.000 suất ăn/ngày. 

Đại gia bí ẩn sở hữu khách sạn À La Carte tọa lạc trên đất vàng bên bờ biển Mỹ Khê - Đà Nẵng là ai? - Ảnh 2.

Hiệu quả kinh doanh vượt trội

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động kinh doanh cửa hàng lưu niệm đóng góp khoảng 47% vào tổng doanh thu và 58,6% vào lợi nhuận gộp của Taseco. Tiếp theo là kinh doanh F&B và hàng miễn thuế. F&B là mảng kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận gộp cao nhất (65,8%), tiếp theo là hàng lưu niệm (65,1%) và kinh doanh hàng miễn thuế (48,0%). 

Trong thời gian diễn ra đại dịch trong năm 2020-2021, cửa hàng lưu niệm, đồ ăn uống và cửa hàng miễn thuế vẫn là ba mảng kinh doanh chính của Taseco, nhưng tỷ trọng lợi nhuận gộp đã thay đổi đáng kể do lưu lượng hành khách quốc tế đóng băng. Trong năm 2021, công ty chứng khoán VnDirect ước tính mảng kinh doanh F&B đóng góp nhiều nhất vào tổng lợi nhuận gộp (59,8%), tiếp theo là kinh doanh hàng lưu niệm (25,7%) và kinh doanh hàng miễn thuế (15,4%). Tỷ suất lợi nhuận của tất cả các phân khúc phụ cũng giảm với cửa hàng lưu niệm (51,2%), F&B (50,6%) và cửa hàng miễn thuế (33,4%).

Khả năng sinh lời của Taseco cũng được VnDirect nhận định vượt trội so với các công ty cùng ngành. Cụ thể doanh nghiệp này có hiệu quả hoạt động tốt với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 53,3% và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của doanh thu là 63,3% trong giai đoạn 2016-2019. 

Sau đó, kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề trong giai đoạn 2020- 2021. Lưu thông hàng không quốc tế bị đóng băng trong hai năm trong khi lưu thông hàng không nội địa bị hạn chế trong mỗi đợt bùng phát, dẫn đến doanh thu năm 2020-2021 giảm 68,5%/57,1% so với cùng kỳ. 

Điều này khiến Taseco lỗ ròng 49 và 118 tỷ đồng trong năm 2020-2021 so với lợi nhuận sau thuế là 191 tỷ đồng trong năm 2019. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của công ty đã bắt đầu hồi phục vào quý 4/2021 với sự cải thiện mạnh mẽ của biên lãi gộp và lợi nhuận ròng theo quý nhờ hoạt động vận tải hàng không nội địa nối lại kể từ tháng 10/2021.

Đại gia bí ẩn sở hữu khách sạn À La Carte tọa lạc trên đất vàng bên bờ biển Mỹ Khê - Đà Nẵng là ai? - Ảnh 3.

Taseco là nhà bán lẻ hàng không sân bay lớn thứ hai về doanh thu, xếp sau CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SAS), và lớn hơn là CTCP Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh và CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng. Trong năm tài chính 2017-2019, Taseco đã ghi nhận tỷ suất lợi nhuận trung bình là 53,6%, cao hơn so với đối thủ cạnh tranh chính là SAS với tỷ suất lợi nhuận trung bình là 46,0% mặc dù doanh thu của SAS cao hơn nhiều.

Theo dự đoán của VnDirect, chuỗi bán lẻ của Taseco sẽ phục hồi mạnh sau đại dịch. Với triển vọng phục hồi mạnh mẽ của hàng không Việt Nam trong trung hạn, đặc biệt là hàng không quốc tế khi Chính phủ đã mở cửa hoàn toàn từ 15/03/2022, VnDirect kỳ vọng Taseco sẽ hưởng lợi mạnh mẽ với doanh thu từng cửa hàng tăng 303,3% so với cùng kỳ trong năm 2022 và tăng trưởng kép 46,7% giai đoạn 2022-2025. Doanh thu bán lẻ được kỳ vọng sẽ tăng 413,7% so với cùng kỳ trong năm 2022 và CAGR đạt 53,0% trong giai đoạn 2023-2025.

Mộc An

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Read Entire Article