Đạo Đức Kinh bàn về đạo trị quốc của bậc quân chủ tài đức vẹn toàn

2 years ago 133

Đạo Đức Kinh cho rằng sự hưng suy của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào tài đức của bậc quân chủ. Người ấy phải xuất chúng hơn người và phải đề cao việc tu dưỡng đạo đức. Bậc quân chủ tài đức vẹn toàn, vừa làm lợi cho dân, lại vừa tránh được tai họa cho mình cần phải hiểu được bốn đạo lý sau.  Đạo trị quốc của bậc quân chủ tài đức vẹn toànTranh “Đế vương đạo thống vạn niên đồ” của họa sĩ Cừu Anh thời Minh. (Tranh: Public Domain)

Tự khắc chế bản thân

Đạo Đức Kinh viết: “Bất dục dĩ tĩnh, thiên hạ tự chính”, ý nói không có ham muốn dục vọng để vạn sự vạn vật an tĩnh, từ đó mà thiên hạ tự sẽ vận động trong trạng thái chính thường. Bậc quân chủ mà có thể khắc chế được tư dục, ham muốn cá nhân thì xã hội tự nhiên sẽ tốt đẹp.

Khổng Tử cũng giảng rằng: “Người ở trên phải chính, lấy chính dẫn dắt người thì thiên hạ ai không chính?”

Chính nghĩa hay không là ở người nắm quyền, một người nhân đức, một nước nhân đức, một người không tranh, cả nước không tranh, một kẻ tham lam tàn bạo, một nước rối loạn. Đây gọi là một người mà định quốc.

Những minh quân thời xưa đều biết rõ đại nghĩa trị quốc này nên đều tu dưỡng thiện tính thiên phú của bản thân, tu thành quân tử đại đức xứng với Thiên Địa. Đây được coi là nhiệm vụ chính yếu của bậc quân chủ, không dám có chút bê trễ.

Không tham tích trữ cho mình

Đạo Đức Kinh viết rằng: “Kiến tố bão phác, thiểu tư quả dục”, tức là thấy nguyên sơ, giữ mộc mạc, giảm suy nghĩ, bớt dục vọng. Đây là yêu cầu nhân cách lý tưởng đối với bậc quân chủ tài đức hay các danh sĩ có nhân cách cao thượng.

Lão Tử còn cho rằng ham hưởng thụ vật chất trong thế giới muôn màu muôn vẻ sẽ khiến người ta mù mắt, những loại âm nhạc phóng túng mê hoặc sẽ khiến người ta tê liệt cảm xúc, phóng ngựa săn thú hành lạc khiến tính cách người ta phát cuồng, những bảo vật trân quý sẽ khiến người ta vì muốn có được mà làm ra những việc trái lương tâm.

Đạo Đức Kinh lại viết: “Thánh nhân không tích trữ. Càng vì người, mình càng có. Càng cho người, mình càng thêm. Đạo trời lợi mà không hại. Đạo thánh nhân làm mà không tranh”. Cho nên bậc quân chủ không tích trữ cho riêng mình, tài phú của đất nước là để cứu trợ mọi người, hoàn toàn một lòng vì dân chúng, cho người khác càng nhiều thì bản thân lại càng cảm thấy mình sung túc.

Xem thêm: Đạo trị quốc: Xem được mất của người như được mất của mình

Tư dục là nguồn gốc của tội ác

Đạo Đức Kinh viết: “Không họa nào lớn bằng không biết đủ, không hại nào lớn bằng ham muốn có được, cho nên biết cho mình là có đủ thì sẽ luôn luôn đủ”. Có câu rằng: “Cao ốc ngàn gian, đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa cơm”. Vậy hà cớ gì người ta không biết đủ, mà phải lao tâm khổ tứ truy cầu nhiều thứ như thế?

Lão Tử không cho rằng con người phải tuyệt dục, nhưng đối với những dục vọng về tiền tài, của cải, danh vọng thì cần phải biết tiết chế, biết đủ biết dừng, phải giảm bớt đi. Từ xưa đến nay biết bao nhiêu người vì tư dục, vì tham lam danh vọng của cải, không biết đủ mà chìm vào vũng bùn tội lỗi để người đời chê cười. Các gian thần, các vị vua mất nước, phần nhiều đều như vậy.

Gánh vác trách nhiệm khi đất nước gặp tai ương

Đạo Đức Kinh viết: “Ai dám nhận lấy dơ bẩn của quốc gia mới có thể làm chủ xã tắc, ai dám gánh chịu tai họa của quốc gia mới có thể làm vua thiên hạ”. Người “thượng thiện” phải giống như nước, vĩnh viễn ở chỗ thấp, có thể đi đến chỗ dơ bẩn mà mọi người chán ghét nhất.

Bậc quân chủ tài đức cũng nên là như vậy, có thể gánh vác trách nhiệm khi đất nước gặp khuất nhục và tai ương. Đó mới thực sự là chủ nhân của xã tắc, là quân vương của đất nước. Quân vương sẽ không trốn tránh khi đất nước nguy nan, lại không vơ vét hay kiêu ngạo khi đất nước hưng thịnh.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Đạo Đức Kinh: 4 đức tính của người làm được việc lớn

Mời xem video:

Read Entire Article