Đâu là động lực giúp phát triển sản phẩm xanh, giảm phát thải CO2?

1 year ago 54

Công nghệ trong sản xuất bao bì

Phát triển bao bì bền vững cũng là một hoạt động quan trọng góp phần giảm thiểu phát thải CO2 từ sản phẩm. Trong đó, việc áp dụng khoa học công nghệ sẽ thúc đẩy khả năng tái chế, tái sinh và có thể phân hủy của bao bì nhựa.

Bên cạnh đó, các nhãn hàng tại Unilever khi còn áp dụng đổi mới, khoa học và công nghệ trong việc sản xuất bao bì từ nhựa tái chế, góp phần giảm thiểu lượng nhựa nguyên sinh.

Đâu là động lực giúp phát triển sản phẩm xanh, giảm phát thải CO2? - Ảnh 1.

Nước rửa chén Sunlight là một trong những sản phẩm có bao bì từ 100% PCR.

Điển hình hiện nay, nhiều sản phẩm Chăm sóc Gia đình của Unilever Việt Nam có vỏ chai được làm từ nhựa tái chế - PCR, cụ thể như: Nước giặt Omo Matic cửa trên có chứa 50% PCR; các sản phẩm Comfort cho da nhạy cảm, nước rửa chén Sunlight Mềm Dịu, Sunlight Chanh 100, nước lau sàn Sunlight Thiên Nhiên, Cif Thiên Nhiên, Lifebuoy lau sàn, nước tẩy bồn cầu Vim xanh đều có chứa 100% PCR.

Công nghệ nén và cô đặc sản phẩm

Để góp phần giảm lượng khí nhà kính từ các sản phẩm Chăm sóc Gia đình, Unilever Việt Nam đã áp dụng công nghệ nén và cô đặc sản phẩm.

Đầu tiên, sáng kiến này sẽ giúp cải tiến nước giặt và nước xả vải siêu đậm đặc, từ đó thời gian sử dụng hết sản phẩm chứa trong một chai đựng sẽ dài hơn, góp phần giảm lượng nhựa trong sản xuất bao bì.

Bên cạnh đó, công nghệ nén và cô đặc sản phẩm còn cho phép tạo ra các sản phẩm có thể pha loãng, điều này đồng nghĩa sản phẩm sẽ được chứa trong chai có thể tích nhỏ hơn, và khi sử dụng người tiêu dùng có thể tái sử dụng chai rỗng cũ để pha loãng sản phẩm.

Ngoài ra, công nghệ này còn nhằm phát triển các công thức sản phẩm có trọng lượng nhẹ hơn cho tất cả các loại nước giặt và bột giặt. Đây chính là mấu chốt hỗ trợ cho việc vận chuyển sản phẩm hiệu quả hơn, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính.

Công nghệ phát triển thành phần chứa carbon tái sinh

Ngoài công nghệ nén và cô đặc sản phẩm, chương trình "Tương lai xanh" còn cắt giảm lượng phát thải CO2 thông qua việc thay thế carbon có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch trong công thức sản phẩm Chăm sóc Gia đình bằng carbon tái tạo hoặc tái chế.

Cụ thể, các nhãn hàng Chăm sóc Gia đình sẽ sử dụng khoa học và công nghệ sinh học trong công nghiệp để sản xuất các thành phần làm sạch từ sinh khối có nguồn gốc bền vững, chẳng hạn như chất hoạt động bề mặt Rhamnolipids được sử dụng trong sản phẩm nước rửa chén Sunlight, hoặc các enzym sinh học với hiệu suất cao.

Đâu là động lực giúp phát triển sản phẩm xanh, giảm phát thải CO2? - Ảnh 2.

OMO chứa thành phần thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, Unilever Việt Nam còn lên kế hoạch để biến CO2 từ khí thải công nghiệp thành các hóa chất và khoáng chất hữu ích thông qua công nghệ thu giữ và sử dụng carbon.

Việc áp dụng các công nghệ trong phát triển công thức và bao bì sản phẩm kể trên đối với ngành hàng Chăm sóc Gia đình chính là động lực giúp đạt được 3 cam kết chính của chương trình "Tương lai xanh":

Một là, đến năm 2030, loại bỏ 100% nguồn nguyên liệu từ carbon hóa thạch không thân thiện môi trường khỏi các sản phẩm chăm sóc gia đình; Hai là, thành phần công thức của các sản phẩm chăm sóc gia đình sẽ có khả năng phân hủy sinh học đến 100%; Ba là, giảm lượng nhựa nguyên sinh và sử dụng nhựa tái chế trong sản xuất bao bì; cụ thể, đến năm 2025, 100% bao bì của sản phẩm chăm sóc gia đình đều có thể tái sử dụng, tái chế hoặc dễ dàng phân hủy, và hơn 25% bao bì sử dụng nhựa tái chế.

Read Entire Article