Dịch Covid-19 sáng 30/12: Tổng số ca tử tại Việt Nam tính đến nay là 31.877 ca

2 years ago 175

(Thethaovanhoa.vn) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.

Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY

Tiếp tục cập nhật

Chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án phòng, chống dịch COVID-19 để “mọi người, mọi nhà đều có Tết”

Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 28/12 đến 16 giờ ngày 29/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.889 ca mắc mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 13.873 ca ghi nhận trong nước (giảm 548 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố; có 8.853 ca trong cộng đồng.

Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Cần Thơ (626 ca), Hải Phòng (326 ca), Hải Dương (260 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Phú Yên (686 ca), Quảng Nam (209 ca), Đắk Lắk (153 ca).

Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.202 ca/ngày. Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.694.874 ca mắc, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.182 ca mắc).

Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 14 12, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong Nhân viên y tế tiêm phòng vắc xin cho người dân. Ảnh: TTXVN

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 1.689.194 ca, trong đó có 1.299.725 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Cả nước có duy nhất tỉnh Bắc Kạn không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua.

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 38.260 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.302.542 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.273 ca.

Ngày 29/12, cả nước ghi nhận 245 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 232 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 31.877 ca, chiếm 1,9% so với tổng số ca mắc.

Cùng ngày 29/12, Bộ Y tế có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.

Hà Nội ghi nhận 1.882 ca Covid-19, đa phần không có triệu chứng Hà Nội tăng cường quản lý cách ly người nhập cảnh sau khi có ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên Hà Nội ban hành kế hoạch ứng phó với biến chủng Omicron

Theo đó tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với các biến chủng có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta và Omicron. Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát, tuy nhiên số ca mắc mới có xu hướng tăng tại một số tỉnh, thành phố.

Để tiếp tục chủ động tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc, quản lý hiệu quả các ca bệnh COVID-19 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, phù hợp với điều kiện và nguồn lực của các địa phương, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tổ chức thực hiện giám sát bệnh COVID-19 với một số nhóm đối tượng…

Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 14 12, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong Nhân viên y tế tiêm phòng vắc xin cho người dân. Ảnh Mạnh Khánh-TTXVN

Bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao là rất cần thiết

Tại hội thảo khoa học "Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giảm tử vong do COVID-19" do Bộ Y tế tổ chức ngày 29/12, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết, trong số ca mắc COVID-19 tại nước ta chỉ có 6% là bệnh nhân nặng; 8,3% ở mức trung bình; tỷ lệ bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng chiếm tới 85,7%. Qua phân tích số ca bệnh tử vong cho thấy: Người trên 65 tuổi chiếm 47,67%; 36,58% là người từ 50-56 tuổi; 18-49 tuổi chiếm 15,34%; nhóm từ 0-17 tuổi chiếm 0,42%. "Con số trên cho thấy tổng số ca tử vong từ 50 tuổi trở lên chiếm đến 84%, vì vậy việc triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ này là rất cần thiết", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê nhận định.

Đánh giá về tình hình dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, về cơ bản chúng ta đã kiểm soát dịch bệnh, tuy nhiên khi bước vào thực hiện "thích ứng an toàn, linh hoạt và phòng chống dịch hiệu quả", số ca mắc COVID-19 tại một số địa phương gia tăng, nhiều trường hợp phát hiện qua sàng lọc khi đi khám, chữa bệnh tại các bệnh viện. Vì thế, việc giám sát vùng nguy cơ cao để đảm bảo phát hiện sớm các ca mắc là rất cần thiết, từ đó cách ly, điều trị và có giải pháp xử trí phù hợp, góp phần hạn chế trường hợp tử vong. Các cơ sở điều trị cũng như hệ thống theo dõi sức khoẻ người bệnh ban đầu cần theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh để tiên lượng sớm, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tăng nặng. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tuyến điều trị, tuyệt đối tránh tình trạng chuyển tầng khi đã quá muộn.

Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 14 12, covid hôm nay, covid ở hà nội, số ca nhiễm covid 19, biến thể omicron, ca tử vong Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người thực hiện cách ly. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, việc quan trọng là phải kiểm soát ca mắc, tăng cường năng lực điều trị, sử dụng thuốc sớm, trong đó có nhiều thuốc mới, thuốc kháng thể đa dòng, kèm theo đó là đảm bảo oxy cho người bệnh từ tuyến cơ sở đến bệnh viện các tầng 1, 2, 3. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của hệ thống khám chữa bệnh.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị, các trạm y tế cần lập danh sách các trường hợp F0 tại nhà và phân loại theo các nhóm nguy cơ để quản lý, thuận tiện cho việc theo dõi chăm sóc, điều trị và xử trí. Các địa phương phải đẩy mạnh tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ cao, "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm đối tượng này…

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng đề xuất các giải pháp giảm tử vong bao gồm: Tăng cường công tác hội chẩn, kiểm thảo tử vong, áp dụng tuân thủ các hướng dẫn về chẩn đoán điều trị người bệnh COVID-19 của Bộ Y tế; tiếp tục rà soát và lên kế hoạch, làm việc với nhà cung ứng đảm bảo cung cấp đủ oxy; đẩy nhanh tốc độ đào tạo nhân lực mới từ tuyến cơ sở; chủ động công tác đào tạo tại chỗ…

Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 19 12, covid hôm nay, covid ở tp hcm, số ca nhiễm covid 19, covid ở hà nội, ca tử vong vì covid Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: TTXVN

Tích cực phòng, chống dịch để nhân dân đón Tết an toàn

Cộng dồn số mắc COVID-19 trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021 đến nay), Hà Nội ghi nhận 45.159 ca, trong đó có 16.101 ca ghi nhận ngoài cộng đồng, 29.058 ca là đối tượng đã được cách ly. Hiện Sở Y tế Hà Nội đã ban hành hướng dẫn theo dõi sức khỏe, điều trị F0 tại nhà và các quy định chung khi chăm sóc F0 tại nhà.

Để tăng cường phòng, chống dịch trên địa bàn, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 5339/QĐ-UBND về việc thành lập 7 đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

Công tác kiểm tra tập trung vào 8 nội dung chính gồm công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện Trạm y tế lưu động theo chỉ đạo của thành phố; quản lý các trường hợp F1, F0 trên địa bàn; điều tra, truy vết, cách ly, khoanh vùng ổ dịch; truyền thông phòng, chống dịch COVID-19; công tác hậu cần; tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; công tác kiểm tra, giám sát trên địa bàn thành phố.

Trong bối cảnh số ca dương tính với SARS-CoV-2 liên tục tăng cao trên địa bàn những ngày gần đây, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo cụ thể về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”, trong đó, công tác phòng, chống dịch COVID-19 được thành phố đặt lên hàng đầu…

Dich Covid-19, Covid-19 mới nhất, Ca nhiễm covid mới, Covid mới nhất ngày 19 12, covid hôm nay, covid ở tp hcm, số ca nhiễm covid 19, covid ở hà nội, ca tử vong vì covid Đo thân nhiệt trước khi lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho biết, trong hai tuần qua, tình hình dịch tại Thành phố chuyển biến theo chiều hướng tích cực, số ca nặng, số ca tử vong và số ca mắc mới đều giảm. Tuy nhiên, Thành phố không chủ quan vì nguy cơ lây lan bệnh, tăng số ca nhiễm trong các dịp nghỉ lễ có thể xảy ra.

Do đó, các địa phương cần quyết liệt vận động người dân hạn chế tụ tập đông người vào những ngày cuối tuần, đặc biệt là dịp Tết Dương lịch. Theo đó, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch. Cụ thể, ngành Y tế thành phố, các lực lượng tham gia phòng, chống dịch đảm bảo 100% quân số trong các ngày nghỉ để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đến sáng 29/12, Bạc Liêu có 28.706 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, riêng ngày 28/12 có 593 ca mắc mới. Số ca ghi nhận trong cộng đồng chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số ca bệnh. Việc chưa kéo giảm các ca mắc COVID-19 đã làm cho hệ thống điều trị các tuyến rơi vào tình trạng quá tải. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bạc Liêu Lữ Văn Hùng nhấn mạnh, nguyên nhân chủ yếu vẫn là việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch chưa được thực hiện nghiêm túc. Trong bối cảnh Tết dương lịch cận kề và Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang đến gần, ông Lữ Văn Hùng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp cần rà soát lại các giải pháp phòng, chống dịch bệnh của địa phương mình, khắc phục ngay những hạn chế thiếu sót. Sở Y tế cần đặc biệt quan tâm, nâng cao năng lực cho Trạm Y tế cấp xã, Trạm Y tế lưu động để thực hiện tốt công tác chăm sóc, điều trị F0 tại nhà.

Ngày 29/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Tiền Giang tổ chức họp trực tuyến 3 cấp về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Ông Nguyễn Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt hơn nữa biện pháp phòng, chống dịch, nhất là 3 trụ cột phòng, chống dịch (cách ly - xét nghiệm - điều trị) và công thức “5K + vaccine, thuốc điều trị + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”; không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, nhất là vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch. Công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các địa bàn, các khu vực có nguy cơ cao như: bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, bến xe... cần phải được tăng cường kiểm tra…

PV/TTXVN

Read Entire Article