Đừng bao giờ xem thường những người hướng nội: Người hướng ngoại có thể KIỂM SOÁT thế giới, nhưng người hướng nội SÁNG TẠO ra thế giới

2 years ago 158

Khi nhắc tới cụm từ "hướng nội", tin rằng phần lớn mọi người đều cảm thấy hướng nội là một kiểu khiếm khuyết trong tính cách.

Trong phần lớn tư tưởng của mọi người, "hướng ngoại là tốt, hướng nội là không tốt", người hướng nội không giỏi ăn nói, không giỏi giao tiếp, quan hệ xã giao cũng rất hạn chế, khó hòa nhập với mọi người, dễ để vuột mất cơ hội, khó mà trở thành nhân vật lớn.

Luo Yonghao, doanh nhân nổi tiếng người Trung Quốc nói: "Người hướng ngoại có thể kiểm soát thế giới, nhưng người hướng nội mới là người tạo ra thế giới."

Người hướng nội, thường là "tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi".

01

Người hướng nội, chân thành, đáng để thâm giao

Zhou Guoping, một tác giả dịch giả người Trung Quốc nói: "Người hướng ngoại dễ có nhiều bạn bè, nhưng bạn bè thực sự lại rất ít. Người hướng nội thường thích một mình, có ít bạn bè, nhưng tất cả đều chất lượng."

Người hướng nội không giỏi ăn nói, không biết xã giao, nhưng nó không có nghĩa là năng lực biểu đạt của họ rất kém.

Về phương diện kết giao bạn bè, họ là những người biết lắng nghe, đối đãi với người khác bằng cả trái tim, một khi đã hứa, họ sẽ rất có trách nhiệm, sẽ làm cho bằng được. Về phương diện làm việc, họ thuộc kiểu nói ít làm nhiều, khiến người khác yên tâm, tin tưởng tuyệt đối.

Giao tiếp với người hướng nội, có thể ban đầu sẽ cảm thấy khá ngượng ngùng, nhưng lâu dần, bạn sẽ phát hiện ra họ sống rất thật, rất tử tế, thứ họ theo đuổi là những mối quan hệ xã giao chất lượng, ổn định, và một khi kết bạn, họ sẽ rất thật lòng và hết mình.

Sào Cốc là bạn thân của Tô Thức (Tô Thức là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào thời nhà Tống), ông là người không thích nói nhiều.

Khi Tô Thức làm quan, lẫy lừng một thời, Sào Cốc lại lui về quê nhà. Khi Tô Thức bị giáng chức về Xương Hoa, những người thường ngày "ta ta ngài ngài" với Tô Thức không ai dám lui tới qua lại, chỉ có Sào Cốc vội vàng chạy tới bên Tô Thức, dạy Tô Thức cách khai đất khẩn hoang, lợp nhà trồng cấy.

Sau này, Tô Thức được quay về Khai Phong thăng chức, những người trước đó không dám qua lại lại tấp nập tới hỏi han, khen ngợi, còn Sào Cốc, cái người hướng nội ấy, Tô Thức lúc này có tìm mãi cũng không tìm thấy đâu.

Mãi tới những năm cuối đời, Tô Thức lại bị giáng chức xuống Hải Nam, lúc này, Sào Cốc khi ấy đã hơn 70 tuổi mới lại xuất hiện, ông mang theo thuốc thang từ nơi xa tới cho Tô Thức, sau này đáng tiếc vì bệnh tật mà qua đời ở nơi quê người.

Đời người, chỉ cần có một người tri kỉ như vậy là đủ.

Bạn bè thực sự, không phải là người giỏi khoa môi múa mép, chỉ "có phúc cùng hưởng" những lúc vinh quang, mà là người mà cho dù là bất kể khi nào cũng không vì bất cứ lợi ích gì, là người tới bên bạn đầu tiên và rời đi cuối cùng dù có chuyện gì xảy ra.

Người không giỏi giao tiếp, có lẽ cả đời sẽ không kết giao được bao nhiêu người bạn, nhưng đối với những người đã xuất hiện trong cuộc đời, họ sẽ trân trọng tới cùng.

Giữa cái thời đại hối hả như hiện nay, giữa người với người, dù là quan hệ gì đi chăng nữa, người tiếp cận bạn một cách nhanh chóng, phần lớn đều sẽ lặng lẽ rời đi.

Còn những người không giỏi giao tiếp lại là những người trọng tình cảm, những người có thể bị xem là "chảnh", là "lạnh lùng" ấy sau cùng mới là những người đáng quý nhất.

Dẫu sao thì, chậm lại một chút, mới là phương thức kết giao ổn định nhất.

 Người hướng ngoại có thể KIỂM SOÁT thế giới, nhưng người hướng nội SÁNG TẠO ra thế giới - Ảnh 1.

02

Người hướng nội, chuyên tâm, nhìn nhận vấn đề sâu sắc

Nhà văn, tác gia người Mỹ Susan Cain từ nhỏ đã là một người có tính cách hướng nội. Nhưng thay vào đó, cô lại luôn rất chuyên tâm suy nghĩ, tìm kiếm, cô mất 7 năm thời gian để viết ra cuốn sách bán chạy nhất của mình có tên "Quiet: The Power of Introverts in a World That Can’t Stop Talking", đồng thời nghiên cứu ra được rằng trên thế giới này có khoảng từ 1/3 tới 1/2 người là người hướng nội.

Ai cũng biết, tác giả của cuốn "Rừng Na Uy", Haruki Murakami là một người thích tận hưởng cảm giác ở một mình, ông có thể tìm thấy cho mình niềm vui, đồng thời viết ra được rất nhiều tác phẩm đặc sắc trong thế giới đó của mình.

Bản thân ông cũng từng rất điềm nhiên chia sẻ rằng: "Một mình an tĩnh dưới đáy giếng, là giấc mộng cả đời của tôi."

Trên mạng có người đặt ra một câu hỏi như này: "Thế nào là "phong cách sống kiểu Haruki Murakami"?"

Có một bình luận trả lời rất toàn diện như này:

"Thích khoảng thời gian ở một mình, muốn giữ khoảng cách với người khác, trầm tĩnh không nói nhiều, nhưng lại rất chân thành.

Nếu như bạn có thể may mắn kết giao được với người như vậy, dần dần bạn sẽ phát hiện ra sự tin cậy và chân thành ở họ, đồng thời bị những suy nghĩ phong phú mà họ không muốn biểu đạt ra bên ngoài cảm hóa."

Người hướng nội, tuy thích ở một mình, rất ít khi quan tâm tới mấy chuyện không đâu ở thế giới bên ngoài, nhưng bên trong sự trầm tĩnh yên lặng đó của họ lại là một khả năng quan sát, sự nhận thức rõ nét về giá trị bản thân và cả những người khác. Họ rất chuyên tâm với chuyện mình làm, cái mình giỏi, và vì vậy, họ càng dễ có được thành công.

Albert Einstein, một người đại diện cho những người có tính cách hướng nội từng nói: "Sự đơn điệu và cô đơn của cuộc sống tĩnh lặng kích thích sự sáng tạo của tôi."

Sự chuyên tâm của bạn ở đâu, kết quả sẽ đơm hoa kết trái tại đó.

Vì vậy, đừng đánh giá thấp những người hướng nội quanh bạn, bởi lẽ ở họ có một sự quyết tâm và ý chí mãnh liệt mà bạn có thể không tưởng tượng ra được.

Họ chủ động tránh xa sự quấy nhiễu của thế giới bên ngoài, chuyên tâm phát triển, khai thác tiềm năng của bản thân, rồi chờ ngày nở rộ với vẻ rực rỡ nhất.

 Người hướng ngoại có thể KIỂM SOÁT thế giới, nhưng người hướng nội SÁNG TẠO ra thế giới - Ảnh 2.

03

Hướng nội không phải khuyết điểm, mà là một ưu thế bị xem nhẹ

Trên mạng có một câu nói khá nổi tiếng như này: "Người càng hướng nội, khi làm việc càng khiến người khác kinh ngạc."

Zhang Xiaolong, cha đẻ của ứng dụng Wechat (ứng dụng đa mục đích: gửi tin nhắn, phương tiện truyền thông xã hội và thanh toán di động Trung Quốc được Tencent phát triển. Nó được phát hành lần đầu tiên vào năm 2011 và trở thành một trong những ứng dụng di động độc lập lớn nhất thế giới vào năm 2018, với hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng), ngay từ nhỏ đã là người không giỏi giao tiếp, ăn nói, ông thậm chí còn từng bị anh chị em nhận xét là "ít nói, e thẹn như con gái".

Nhưng cũng chính tính cách này khiến ông có nhiều thời gian hơn để đầu tư vào công việc, để rồi sau đó lần lượt cho ra mắt những ứng dụng nổi tiếng rất nhiều người dùng như FoxMail1, QQ邮箱 hay Wechat.

Dù rất nổi tiếng với vai trò là người sáng lập nhưng Zhang Xiaolong luôn rất khiêm tốn, ông từ chối nhiều lời mời phỏng vấn hay các lễ trao giải với câu trả lời rằng: "Tôi không cần một cuộc sống hào nhoáng."

Trên mạng có người bình luận về ông rằng: "Ở Zhang Xiaolong, tôi thấy được một vẻ ngoài nhút nhát, nhưng đồng thời cũng thấy được sự quyết tâm và nhẫn nại để làm nên những việc lớn lao, anh ấy tràn đầy tự tin trong một phạm vi nhỏ của riêng mình, nhưng không tùy tiện khoa trương thể hiện nó ra bên ngoài. "

Cũng giống như chính Zhang Xiaolong từng nói: "Ở mỗi đứa trẻ không giỏi giao tiếp đều có một nội lực mạnh mẽ mong muốn giúp người khác giao tiếp với nhau thuận lợi hơn."

Những người hướng nội, họ quen và tận hưởng cái cảm giác ở một mình, họ từ chối những buổi xã giao vô nghĩa, họ tập trung vào học hỏi và suy nghĩ, sáng tạo, họ lại càng sẵn sàng tĩnh lại để đối thoại với bản thân, quan tâm xem nội tâm thực sự mong muốn điều gì và làm sao để hiện thực hóa nó.

Nhân vật tiến sĩ Leonard Leakey Hofstadter trong bộ phim sitcom "The Big Bang Theory" trong một bài thuyết giảng của mình có nói:

"Có thể bạn không hòa đồng ở trường, có thể bạn là đứa trẻ thấp nhất, kỳ lạ nhất, hoặc cũng có thể bạn không có một người bạn nào, tất cả những điều đó thực ra đều không quan trọng.

Điều tôi muốn nói ở đây là, những điều bạn thực sự làm trong khoảng thời gian mà bạn ở một mình, chẳng hạn như lắp máy tính hay luyện đánh Cello, đó là khiến bản thân trở nên phong phú hơn."

Nhà hóa học người Thụy Điển, Alfred Bernhard Nobel, mặc dù từ nhỏ đã yếu ớt nhiều bệnh tật, dễ thu mình lại, nhưng ông lại rất thích suy nghĩ, có bản chất của một người mơ mộng, sáng suốt nhạy bén và kiên trì.

Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã theo cha đến nhà máy để làm thí nghiệm chất nổ, và luôn duy trì niềm yêu thích lâu dài với công việc nghiên cứu chất nổ.

Sau cùng, ông dựa vào những lợi thế do chính tính cách của mình mang lại để tạo ra tầm ảnh hưởng to lớn trong lĩnh vực của mình, và trở nên giàu có.

Hơn nữa, ông không chỉ có những đóng góp trong lĩnh vực chất nổ mà còn trong cả các lĩnh vực khác như điện hóa học, sinh học, khoa học, quang học và văn học…

Cuối đời, ông đã di chúc trao toàn bộ tài sản của mình để sáng lập ra Giải thưởng Nobel, nơi vinh danh những người có đóng góp đáng kể cho nhân loại trong các lĩnh vực này từ khắp nơi trên thế giới.

 Người hướng ngoại có thể KIỂM SOÁT thế giới, nhưng người hướng nội SÁNG TẠO ra thế giới - Ảnh 3.

Có một câu nói rất hay rằng: "Tính cách hướng nội không phải khuyết điểm, bạn cần cho phép một bộ phận người, để họ có một thanh xuân yên tĩnh."

Đúng vậy, hướng nội hoàn toàn không phải khuyết điểm, nó chỉ đơn giản là một loại tính cách.

Người hướng nội có thể không giỏi giao tiếp, không dễ kết thân, nhưng ở họ có một sự chân thành vô cùng đơn thuần, họ sẽ đồng hành với những người họ xem là quan trọng suốt bốn mùa xuân hạ thu đông.

Người hướng nội có thể không hòa đồng, nhưng họ lại biết cách khai thác và phát triển tiềm năng của mình trong quãng thời gian ở một mình đó.

Người hướng nội có thể trông khá buồn tẻ, nhưng họ sẽ dùng phương thức tĩnh lặng của mình để tìm ra những niềm vui và những điều quý giá trong cuộc sống.

Ở người hướng nội, có rất nhiều ưu điểm, họ biết cách chấp nhận bản thân, ôm lấy tính cách của mình, rồi sau đó hấp thu sức mạnh từ bên trong ấy để tỏa sáng thành ngôi sao sáng nhất giữa bầu trời đêm.

Vì vậy, đừng đánh giá thấp những người có tính cách hướng nội.

Mong rằng bạn, một người hướng nội, có thể giống như chiếc dây chun có độ đàn hồi, tuy rằng ranh giới là có hạn, nhưng lại có thể "co dãn" mọi lúc mọi nơi, không ép mình phải thay đổi, là chính mình, hòa giải với thế giới.

Như Nguyễn

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Read Entire Article