Làng rau Tết hơn 100 ha thất thu

2 years ago 89

Giữa tháng 12 âm lịch, tại cánh đồng chuyên canh trồng rau quả Bầu Tròn nằm ven sông Quảng Huế (xã Đại An), nông dân phải nhổ bỏ cây, dỡ giàn để trống ruộng đất. Cùng thời gian này năm ngoái, làng rau xanh ngắt, quả trĩu cây, được nông dân thu hoạch bán Tết.

Nguyên nhân là từ tháng 10 đến 12/2021, cánh đồng này hứng chịu bốn trận lũ, ngập gần một mét. Đợt mưa lũ ngày 28-30/12 nặng nhất, cây đang kết quả bị ngâm nước ba ngày. Tiếp đó, mưa lại kéo dài khiến cây bị thối rễ.

Giữa tháng 12 âm lịch, tại cánh đồng chuyên canh trồng rau quả Bầu Tròn nằm ven sông Quảng Huế (xã Đại An), nông dân phải nhổ bỏ cây, dỡ giàn để trống ruộng đất. Cùng thời gian này năm ngoái, làng rau xanh ngắt, quả trĩu cây, được nông dân thu hoạch bán Tết.

Nguyên nhân là từ tháng 10 đến 12/2021, cánh đồng này hứng chịu bốn trận lũ, ngập gần một mét. Đợt mưa lũ ngày 28-30/12 nặng nhất, cây đang kết quả bị ngâm nước ba ngày. Tiếp đó, mưa lại kéo dài khiến cây bị thối rễ.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hiệp đang phá bỏ 2 sào ruộng (một sào 500 m2) trồng mướp đắng đã héo úa, trái rụng đầy gốc. "Vụ này tôi đầu tư hơn 10 triệu đồng mua giống, phân bón, lưới, cọc tre, nhưng đã mất trắng", bà Hiệp nói và cho biết vụ tới sẽ trồng dưa hấu.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hiệp đang phá bỏ 2 sào ruộng (một sào 500 m2) trồng mướp đắng đã héo úa, trái rụng đầy gốc. "Vụ này tôi đầu tư hơn 10 triệu đồng mua giống, phân bón, lưới, cọc tre, nhưng đã mất trắng", bà Hiệp nói và cho biết vụ tới sẽ trồng dưa hấu.

Kế bên, chị Nguyễn Thị Lan, trồng 3 sào mướp đắng có nhiều nhánh héo vàng. Để vớt vát, chị cắt những dây, lá vàng nhiễm bệnh, tránh lan rộng. "Cây mướp đắng xuống giống đến lúc thu hoạch mất 60 ngày, giờ cắt bỏ trồng mới không kịp bán Tết", chị Lan nói.

Kế bên, chị Nguyễn Thị Lan, trồng 3 sào mướp đắng có nhiều nhánh héo vàng. Để vớt vát, chị cắt những dây, lá vàng nhiễm bệnh, tránh lan rộng. "Cây mướp đắng xuống giống đến lúc thu hoạch mất 60 ngày, giờ cắt bỏ trồng mới không kịp bán Tết", chị Lan nói.

Một ruộng mướp khác không bị nhiễm bệnh nhưng quả nhỏ, cây còi cọc.

Một ruộng mướp khác không bị nhiễm bệnh nhưng quả nhỏ, cây còi cọc.

Trái mướp đắng bị hư hỏng, được nông dân gom đổ quanh bờ ruộng.

Trái mướp đắng bị hư hỏng, được nông dân gom đổ quanh bờ ruộng.

Ruộng đậu cô ve của bà Trần Thị Huệ quả thưa thớt. Bà Huệ đã đầu tư 15 triệu đồng để trồng 3 sào nhưng gặp mưa nhiều, ruộng ngập nước khiến cây hư hại. "Với tình hình thế này tôi chỉ mong lấy lại vốn, nhưng e không được", chủ vườn nói.

Ruộng đậu cô ve của bà Trần Thị Huệ quả thưa thớt. Bà Huệ đã đầu tư 15 triệu đồng để trồng 3 sào nhưng gặp mưa nhiều, ruộng ngập nước khiến cây hư hại. "Với tình hình thế này tôi chỉ mong lấy lại vốn, nhưng e không được", chủ vườn nói.

Ông Phan Đình Hưng hái đậu cô ve, bán 25.000 đồng/kg. Ông Hưng có một sào đất, thuê 9 sào trồng rau với giá 18 triệu đồng/năm. Mỗi năm, ông trồng bốn vụ, trong đó vụ rau đông xuân bán Tết được giá nhất. Tháng 10, ông xuống giống, đến cuối tháng 11 gặp mưa lớn, 3 sào đậu cô ve bị chết; 3 sào mướp đắng mất trắng, phải tháo dỡ để chuyển qua trồng dưa hấu.

Ông Phan Đình Hưng hái đậu cô ve, bán 25.000 đồng/kg. Ông Hưng có một sào đất, thuê 9 sào trồng rau với giá 18 triệu đồng/năm. Mỗi năm, ông trồng bốn vụ, trong đó vụ rau đông xuân bán Tết được giá nhất. Tháng 10, ông xuống giống, đến cuối tháng 11 gặp mưa lớn, 3 sào đậu cô ve bị chết; 3 sào mướp đắng mất trắng, phải tháo dỡ để chuyển qua trồng dưa hấu.

Sau mưa lũ gây thiệt hại, người dân tiếp tục canh tác. Cây giống được nông dân ươm trong bầu trước khi trồng trên ruộng.

Sau mưa lũ gây thiệt hại, người dân tiếp tục canh tác. Cây giống được nông dân ươm trong bầu trước khi trồng trên ruộng.

Để cải tạo đất, nông dân trồng theo kiểu cuốn chiếu. Vụ này trồng mướp đắng, vụ tiếp theo trồng lạc (đậu phộng).

Để cải tạo đất, nông dân trồng theo kiểu cuốn chiếu. Vụ này trồng mướp đắng, vụ tiếp theo trồng lạc (đậu phộng).

Cánh đồng rau Bầu Tròn được con sông Quảng Huế bao bọc thành một vòng tròn. Hàng năm từ tháng 8 đến 10, nước lũ tràn vào mang theo phù sa màu mỡ nên thích hợp trồng rau.

Một năm người dân canh tác bốn vụ theo quy trình VietGap, bình quân thu nhập trên 20 triệu đồng một sào một năm. Đây là cánh đồng rau lớn nhất tỉnh Quảng Nam, sản phẩm làm ra cung cấp chủ yếu cho TP Đà Nẵng.

Cánh đồng rau Bầu Tròn trước đây rộng 47 ha, nay mở rộng thêm 55 ha, nâng tổng số lên 102 ha, chuyên trồng cây lấy củ, quả, ít trồng cây lấy lá. Vụ rau đông xuân bị hư hại gần hết do mưa lớn. Cây còn sống cho quả nhỏ, năng suất thấp, ông Lê Văn Hùng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ xã Đại An cho biết.

Cánh đồng rau Bầu Tròn được con sông Quảng Huế bao bọc thành một vòng tròn. Hàng năm từ tháng 8 đến 10, nước lũ tràn vào mang theo phù sa màu mỡ nên thích hợp trồng rau.

Một năm người dân canh tác bốn vụ theo quy trình VietGap, bình quân thu nhập trên 20 triệu đồng một sào một năm. Đây là cánh đồng rau lớn nhất tỉnh Quảng Nam, sản phẩm làm ra cung cấp chủ yếu cho TP Đà Nẵng.

Cánh đồng rau Bầu Tròn trước đây rộng 47 ha, nay mở rộng thêm 55 ha, nâng tổng số lên 102 ha, chuyên trồng cây lấy củ, quả, ít trồng cây lấy lá. Vụ rau đông xuân bị hư hại gần hết do mưa lớn. Cây còn sống cho quả nhỏ, năng suất thấp, ông Lê Văn Hùng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ xã Đại An cho biết.

Làng rau hơn 100 ha thất thu Tết
 
 
Làng rau hơn 100 ha thất thu Tết

Cánh đồng rau Bầu Tròn nhìn từ trên cao. Video: Đắc Thành

Đắc Thành

Read Entire Article