Mỹ tuyên bố gay gắt về yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: "Hoàn toàn phi pháp!"

2 years ago 127

Tình hình thế giới ngày 26/1 tiếp tục có nhiều diễn biến mới.

Thế giới Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Việt Nam Covid-19 Khác

Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!

Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc

Người dân Bắc Kinh đang phải đối mặt với các đợt phong toả đột ngột khi thủ đô Trung Quốc kiên quyết ngăn chặn sự bùng phát của virus SARS-CoV-2 trước Thế vận hội mùa đông.

 Hoàn toàn phi pháp! - Ảnh 1.

Người dân quận Xichen, Bắc Kinh, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 hôm 25/1. Ảnh: AP

Theo hãng tin AP, phong toả là một phần của chiến lược "không khoan nhượng" với COVID mà Trung Quốc đã kiên quyết theo đuổi trong nỗ lực "diệt" tận gốc các ca lây nhiễm ngay từ đầu đại dịch. Trước thềm Thế vận hội mùa đông 2022, chiến lược này đang được siết chặt hơn. Tại Bắc Kinh, người dân lo ngại họ có thể phải đối mặt với các đợt phong toả cục bộ diễn ra đột ngột.

Tại cộng đồng dân cư Anzhen cách Làng Thế vận hội khoảng 2 km, nhiều người dân đã được yêu cầu ở trong nhà từ sáng 23/1 cho đến chiều 25/1. Chính quyền địa phương thông báo một tòa nhà vẫn bị phong toả. Dù chưa có thông tin xác nhận số ca nhiễm trong khu vực, nhưng tất cả mọi người đều được yêu cầu xét nghiệm COVID-19. Giới chức cho biết họ sẽ triển khai đợt xét nghiệm lần thứ 2 vào ngày 27/1 tới. Cư dân phải tiếp tục theo dõi sức khỏe cá nhân trong 2 tuần sau khi lệnh phong toả được dỡ bỏ.

Theo VnExpress, quan chức ngoại giao Mỹ cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào quyền của các nước trên Biển Đông và đưa ra yêu sách chủ quyền bất hợp pháp.

"Với danh nghĩa thực thi các yêu sách hàng hải rộng lớn và bất hợp pháp của mình ở Biển Đông , Trung Quốc đang can thiệp vào các quyền và tự do, bao gồm quyền và tự do hàng hải mà tất cả quốc gia đều có", quyền phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề đại dương, ngư nghiệp và địa cực Constance Arvis nói ngày 24/1.

 Hoàn toàn phi pháp! - Ảnh 1.

Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép trong ảnh chụp tháng 3/2020. Ảnh: CSIS.

"Mỹ dứt khoát bác bỏ những tuyên bố bất hợp pháp này và bất cứ sự can thiệp nào liên quan, nhắc lại rằng Trung Quốc không đưa ra được cơ sở pháp lý chặt chẽ nào cho yêu sách hàng hải rộng lớn của mình", Arvis nói, khẳng định yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông "không có cơ sở trong luật pháp quốc tế". Bà cho biết Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngừng các hoạt động cưỡng chế tại khu vực.

Jung Pak, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ kiêm lãnh đạo Cục Các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, khẳng định Mỹ cam kết với khu vực và sẽ duy trì các quyền của đồng minh lẫn đối tác. "Mỹ và Nhật Bản đưa ra cam kết rất vững chắc về tự do hàng hải và các hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác", Jung Pak cho biết.

Trung Quốc đơn phương vẽ ra cái gọi là "đường 9 đoạn" nhằm nêu yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông. Nước này còn bồi đắp và quân sự hóa trái phép nhiều đảo nhân tạo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Mỹ nhiều lần phản đối các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trong khu vực, cáo buộc nước này quân sự hóa Biển Đông và đe dọa các nước láng giềng. Cục Đại dương, Môi trường Quốc tế và Các vấn đề khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/1 công bố tài liệu 47 trang bác bỏ cơ sở địa lý và lịch sử liên quan đến các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

 Ông Biden dọa tung đòn sấm sét nhằm thẳng vào ông Putin - Ảnh 1.

Ngày 25/1, Tổng thống V.Putin đã gặp gỡ các vận động viên của đội tuyển quốc gia Nga qua cầu truyền hình. Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố, Nga và Trung Quốc cùng phản đối tẩy chay và chính trị hóa thể thao.

Trong cuộc gặp với các vận động viên của đội tuyển quốc gia, Tổng thống Nga V. Putin nhấn mạnh rằng, các cuộc thi đấu quốc tế lớn cũng là một sự kích thích cho việc phổ biến các môn thể thao trong xã hội.

Ông coi nhiệm vụ chính của họ là lôi kéo càng nhiều công dân tham gia thể thao và tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc. Nhà lãnh đạo Nga cho rằng, những cách tiếp cận này được chia sẻ bởi những người tổ chức Thế vận hội sắp tới, những người bạn Trung Quốc.

Tổng thống Putin tuyên bố: "Chúng tôi cùng nhau phản đối việc tẩy chay và chính trị hóa thể thao. Chúng tôi ủng hộ các giá trị truyền thống của Olympic, trước hết là bình đẳng và công bằng".

Bộ Y tế Philippines hôm 25/1 xác nhận, dòng phụ của biến thể Omicron có tên BA.2 hay còn gọi là dòng “tàng hình” đã xuất hiện và nhanh chóng chiếm ưu thế ở Philippines.

Trong thông báo ngày hôm nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết, dòng phụ BA.2 đã trở nên phổ biến ở hầu hết các khu vực trên toàn Philippines, trong khi dòng phụ BA.1 được phát hiện ở tám khu vực, phổ biến nhất ở Bicol và trong bệnh phẩm của những người từ nước ngoài trở về.

 Ông Biden dọa tung đòn sấm sét nhằm thẳng vào ông Putin - Ảnh 1.

Điểm kiểm tra thẻ vaccine tại Taguig. (Nguồn: Philstar)

Omicron "tàng hình" đã được phát hiện ở 49 quốc gia, chiếm phần lớn các trường hợp gần đây ở một số quốc gia như Vương quốc Anh, Đan Mạch, Thụy Điển và Ấn Độ. Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh đã chỉ định dòng phụ BA.2 là một biến thể đang được điều tra khi các trường hợp mắc dòng này đang gia tăng.

 Ông Biden dọa tung đòn sấm sét nhằm thẳng vào ông Putin - Ảnh 1.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng dọc biên giới giữa Nga và Ukraine, Tổng thống Croatia Zoran Milanovic đã tuyên bố Zagreb sẽ rút binh lính khỏi các nhóm quân NATO đồn trú trong khu vực nếu xảy ra xung đột toàn diện, RT đưa tin.

Phát biểu trên sóng truyền hình, nhà lãnh đạo Croatia cho hay, ông thấy có "thông tin rằng NATO - chứ không phải 1 quốc gia riêng rẽ, không phải Mỹ - đang tăng cường hiện diện và điều tàu trinh sát".

Ông Milanovic nhấn mạnh: Chính quyền Zagreb "chẳng liên quan gì tới chuyện này và chúng tôi sẽ không can dự, tôi đảm bảo điều đó với các bạn".

"Chúng tôi không chỉ không cử quân đội mà trong trường hợp tình hình leo thang, chúng tôi sẽ rút đến binh lính cuối cùng của Croatia [về nước]", ông Milanovic nói, "Chuyện này không liên quan gì tới Ukraine hay Nga, cũng chẳng liên quan gì tới biến chuyển trong chính trị Mỹ hay Tổng thống Joe Biden và chính quyền của ông ấy - mà tôi vốn ủng hộ".

Theo VOV, Nga đã vận chuyển 20 tấn hàng viện trợ nhân đạo cho Cuba bao gồm thuốc, quần áo bảo hộ và xi lanh y tế. Đây là chuyến hàng viện trợ thứ năm Nga hỗ trợ Cuba kể từ tháng 12 năm ngoái.

Chủ tịch Cuba Diaz Canel đã cảm ơn Tổng thống Vladimir Putin về sự hợp tác quốc tế của Nga, một đồng minh chiến lược và nước bạn bè của người dân Cuba.

 Ông Biden dọa tung đòn sấm sét nhằm thẳng vào ông Putin - Ảnh 1.

Chủ tịch Cuba Diaz Canel đã cảm ơn Tổng thống Vladimir Putin về sự hợp tác quốc tế của Nga (Ảnh: Sputnik).

Năm ngoái, Nga đã vận chuyển bốn chuyến máy bay chở thực phẩm, thuốc và thiết bị y tế nhằm giúp người dân Cuba vượt qua các khó khăn do dịch bệnh Covid-19 và lệnh cấm vận của Mỹ gây ra.

Không chỉ viện trợ nhân đạo cho Cuba, Nga hiện đang thực hiện 4 dự án với sự phối hợp của Chương trình phát triển Liên hợp quốc nhằm giúp nâng cao năng lực, tạo cơ hội việc làm và tăng khả năng phục hồi sau thảm họa ở một số địa phương của Cuba.

Theo Dân trí, Ukraine đã trấn an người dân, kêu gọi họ không cần lo lắng hay chuẩn bị đồ đạc, đồng thời nói rằng "chưa có cơ sở để tin rằng Nga sắp có hành động quân sự" với Kiev.

 - Ảnh 1.

Xe quân sự Nga di chuyển trên cao tốc ở bán đảo Crimea (Ảnh: AP).

AP đưa tin, các lãnh đạo Ukraine đã trấn an người dân rằng lo ngại về việc Nga sắp có thể động binh là không xảy ra, dù họ cho rằng mối đe dọa là có thật và chuẩn bị nhận khí tài từ Mỹ để nâng cao năng lực quốc phòng.

Phương Tây cáo buộc Nga đưa 100.000 quân tới gần Ukraine trong những tuần gần đây để chuẩn bị có hành động quân sự với nước láng giềng. Nga mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc, đồng thời đề nghị Mỹ và NATO thực hiện các động thái cần thiết để không đe dọa tới an ninh của Nga, ví dụ như không mở rộng khối liên minh quân sự về phía đông.

Các nỗ lực ngoại giao giữa các bên đã bất thành, và căng thẳng đang tiếp tục leo thang. NATO tuyên bố đang nâng cao năng lực phòng thủ ở khu vực biển Baltic và Mỹ yêu cầu 8.500 quân trong tình trạng cảnh giác cao độ để sẵn sàng tới châu Âu nếu cần thiết.

Theo VnExpress, ông Biden cho biết ông có thể áp lệnh trừng phạt trực tiếp với ông Putin nếu Tổng thống Nga ra lệnh tấn công Ukraine, giữa lúc căng thẳng tăng nhiệt.

"Đúng vậy, tôi sẽ xem xét khả năng đó", Tổng thống Mỹ Joe Biden trả lời phóng viên hôm 25/1, khi được hỏi liệu ông có cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt trực tiếp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nếu Nga tấn công Ukraine hay không. Ông chủ Nhà Trắng nói thêm rằng từng nhấn mạnh với Putin về "những hậu quả" nếu Ukraine bị tấn công.

 - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong cuộc họp tại Nhà Trắng hôm 24/1. Ảnh: AFP.

Mỹ nhìn chung hiếm khi áp đặt trừng phạt với các lãnh đạo nước ngoài, nhưng tình huống này từng xảy ra. Cựu tổng thống Donald Trump đã trừng phạt Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vào năm 2017 và lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei vào năm 2019.


Theo Trí Thức TrẻCopy link

Link bài gốcLấy linkhttp://ttvn.toquoc.vn/search.htm?keyword=M%e1%bb%b9+tuy%c3%aan+b%e1%bb%91+gay+g%e1%ba%aft+v%e1%bb%81+y%c3%aau+s%c3%a1ch+c%e1%bb%a7a+Trung+Qu%e1%bb%91c+tr%c3%aan+Bi%e1%bb%83n+%c4%90%c3%b4ng%3a+%22Ho%c3%a0n+to%c3%a0n+phi+ph%c3%a1p!%22

Read Entire Article