Người dân nước này gây sốc khi nhất quyết không dùng giấy sau khi đi vệ sinh, thà dùng tay còn thấy sạch hơn: Khách du lịch quốc tế gặp cảnh “dở khóc dở cười”

2 years ago 95

23/04/2022 05:28 PM | Sống

Ấn Độ là một điểm đến du lịch được nhiều người ưa thích, nhưng có một thói quen khiến đa số khách nước ngoài tới đây bị “sốc văn hóa”. Thói quen này liên quan tới một nhu cầu mà đa số mọi người đều có: Đó chính là đi vệ sinh.

 Khách du lịch quốc tế gặp cảnh “dở khóc dở cười”

Khi đi du lịch tại Ấn Độ, nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên trước những thói quen lạ kỳ, chẳng hạn như ăn bốc bằng tay. Hầu hết mọi người đều vui vẻ tôn trọng, không ít người còn “nhập gia tùy tục”, thử trải nghiệm kiểu ăn này.

Tuy nhiên, có một thói quen mà không ít khách nước ngoài khó có thể thích ứng tại quốc gia này đó là việc không dùng giấy sau khi đi vệ sinh .

Sau khi sử dụng WC, rất nhiều người đã quen với việc sử dụng giấy để vệ sinh cá nhân và lau khô tay sau khi rửa xà phòng. Điều vốn cứ nghĩ là thông thường lại trở nên “không tưởng” tại Ấn Độ.

 Khách du lịch quốc tế gặp cảnh “dở khóc dở cười” - Ảnh 1.

Sự khác biệt trong thói quen đi vệ sinh của Ấn Độ khiến nhiều du khách cảm thấy lạ lẫm khi tới đây du lịch. Ảnh: Brightside

Trong hầu hết WC tại quốc gia này, mọi người khó có thể tìm thấy sự xuất hiện của giấy vệ sinh. Thay vào đó, họ thường đặt các thùng đựng nước. Người dân Ấn Độ đã quen với việc sử dụng nước để vệ sinh cá nhân nên họ hoàn toàn không có nhu cầu sử dụng giấy. Một số còn cho rằng dùng tay sẽ sạch sẽ hơn là khi dùng giấy.

Một nguyên nhân được chỉ ra là do người Ấn Độ lo ngại giấy vệ sinh sẽ gây tắc đường ống, trong khi hệ thống thoát nước của nhiều nhà vệ sinh tại đây không thực sự tốt.

Trước kia, suy nghĩ về nhà vệ sinh tại quốc gia này cũng khá kỳ lạ. Trong tư duy của nhiều người, WC là nơi bẩn thỉu, nếu nhà ai có nhà vệ sinh thì đó là nơi đáng xấu hổ và bị coi thường chê cười.

Do đó, rất nhiều gia đình không muốn xây WC trong nhà. Thay vào đó, họ thường sử dụng nhà vệ sinh công cộng hơn. Không ít người lại lựa chọn đi vệ sinh “lộ thiên”. Khi có nhu cầu, họ chỉ tìm một nơi kín đáo để “giải quyết”.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Ấn Độ từng có số người đại tiện ngoài trời cao nhất thế giới - khoảng 620 triệu người - đa số ở khu vực nông thôn. Đây là một mối nguy hiểm lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em. Mọi người sẽ có có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm tiềm tàng như tiêu chảy khá cao.

Theo UNICEF, ô nhiễm phân và vệ sinh kém là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, bệnh tật, suy dinh dưỡng và thấp còi ở trẻ em. Đồng thời, thói quen này cũng khiến an toàn của phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt với nhiều nguy cơ.

 Khách du lịch quốc tế gặp cảnh “dở khóc dở cười” - Ảnh 2.

Phụ nữ đi bộ trên đường ray xe lửa trong khu vực người dân đi vệ sinh ở gần ga xe lửa Nizamuddin, New Delhi vào ngày 27/9/2019. Ảnh: CNN.

Chính việc không có nhà vệ sinh và thiết bị đầy đủ trong gia đình, cũng như thiếu nhận thức về vệ sinh và đi vệ sinh đúng cách là những lý do khiến người dân đại tiện ngoài trời.

Tuy nhiên, thái độ đối với việc này ở Ấn Độ đang dần được cải thiện. Rất nhiều nhà vệ sinh công cộng đã được xây dựng để thay đổi nhận thức của mọi người.

Từ năm 2014, Thủ tướng Modi đã khởi động dự án chi hơn 30 tỷ USD và xây hơn 100 triệu nhà vệ sinh trong 7 năm để thực hiện chiến dịch “Ấn Độ sạch sẽ”, với nỗ lực loại bỏ triệt để tình trạng đi vệ sinh lộ thiên của người dân.

 Khách du lịch quốc tế gặp cảnh “dở khóc dở cười” - Ảnh 3.

Nhà vệ sinh công cộng tại Ấn Độ được xây dựng với số lượng lớn với mong muốn thay đổi thói quen vệ sinh lộ thiên của người dân. Ảnh: AFP

Trong thực tế, mặc dù đã có nhiều nỗ lực thực hiện, quá trình thay đổi nhận thức này không hề dễ dàng. Một thành viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục Sáng tạo (Research Institute of Creative Education - RICE) là Nazar Khalid cho rằng, “Không chỉ xây dựng nhà vệ sinh mà còn cần phải chỉ mọi người về cách sử dụng, cách bảo dưỡng nhà vệ sinh như thế nào."

"Mọi người không muốn xử lý chất thải mà chính con người tạo ra. Theo truyền thống, công việc này chỉ dành cho một nhóm người nhất định trong xã hội", chuyên gia của RICE cho biết.

Đây chính là nguyên nhân khiến một số người không muốn xây dựng nhà vệ sinh trong gia đình.

(*Theo CNN, iNews)

Theo Thuý Phương

Trí Thức Trẻ

Read Entire Article