Nhìn lại 2 vụ bạo hành trẻ em chấn động gần đây, Chánh văn Hoàng Anh Tú: Bố mẹ ly hôn, đừng bắt con mồ côi

2 years ago 100

20/01/2022 04:01 PM | Sống

Nhà văn Hoàng Anh Tú đưa lời khuyên bố mẹ li dị nhưng đừng để hậu quả về sau kéo dài đến con cái, ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai một đứa trẻ.

 Bố mẹ ly hôn, đừng bắt con mồ côi

Liên tiếp những vụ bạo hành trẻ em dã man xảy ra trong thời gian gần đây khiến những người theo dõi, đặc biệt những người đã làm cha, làm mẹ, cảm thấy không thể kìm lòng trước những kẻ thù ác "đội lốt người". Kinh khủng hơn là những người mang danh người thân cận nhất với những đứa trẻ trong những vụ bạo hành lại trực tiếp bao che, giấu giếm tội ác.

Thật không thể tưởng tượng được những vết thương không bao giờ lành của những đứa trẻ vô tội. Chỉ vì chúng là con riêng của người tình mà bị hành hạ đến bầm dập, thậm chí mất mạng. Chia sẻ với Dân Việt, nhà văn Hoàng Anh Tú nhấn mạnh, mọi đứa trẻ đều muốn một gia đình.

Anh chia sẻ: "Trước nhất, ly dị là cuộc chia tay của 2 người lớn chứ không phải và không thể là con mất cha hay con không còn mẹ. Người cha ấy vẫn cứ là người cha dù anh ta không còn là chồng của bạn. Người mẹ ấy vẫn cứ là người mẹ dù cô ấy không còn là vợ của bạn. Gia đình cũ dù không còn nguyên vẹn thì đứa trẻ ấy nhất định phải còn cha, còn mẹ. Tuyệt đối đừng để con thành kẻ "có cha có mẹ mà vẫn mồ côi". Nếu bạn yêu con đủ, bạn sẽ phải giữ cha cho bé, giữ mẹ cho bé. Đừng bắt con mồ côi cha, mồ côi mẹ.

Tôi biết và chứng kiến nhiều cuộc ly hôn không êm đẹp. Người cha bất mãn người mẹ mà nhồi nhét vào đầu con về người mẹ không ra gì. Người mẹ căm hận người cha mà luôn muốn xóa sạch hình ảnh người cha trong tâm tưởng đứa trẻ[...] Nhưng bạn có tin không, có thứ gọi là sợi dây tâm linh tương thông giữa con cái với cha mẹ. Dẫu cha nó tệ hại đến đâu, mẹ nó táng tận lương tâm thế nào, trong sâu thẳm trái tim đứa trẻ, cha vẫn là cha, mẹ vẫn là mẹ. Nó thật khó lý giải bằng khoa học dù nó là gen, nó là di truyền.

Nhiều đứa trẻ ngày bé đã có tâm lý cực đoan, lớn lên đều có nguy cơ trở thành kẻ gây hại cho xã hội. Nhiều kết quả nghiên cứu về những kẻ máu lạnh đều bắt đầu từ một tuổi thơ cực đoan như vậy. Bạn đâu muốn con mình cay nghiệt, hằn học với người đã sinh ra nó chỉ để bản thân hả hê đúng không?"

 Bố mẹ ly hôn, đừng bắt con mồ côi - Ảnh 1.

Nhà văn Hoàng Anh Tú đưa lời khuyên bố mẹ li dị nhưng đừng để hậu quả về sau kéo dài đến con cái, ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai một đứa trẻ. Con trẻ tất nhiên hiểu được nỗi đau của sự chia lìa nhưng chúng không biết cách bày tỏ mà thôi. Và nếu bố mẹ có đi thêm bước nữa thì hãy san sẻ cả hạnh phúc ấy cho những đứa trẻ.

Tuy nhiên, những bố mẹ quyết định tái hôn hãy lưu ý 2 điều:

- Đừng kỳ vọng người kia yêu con bạn như bạn yêu con mình. Không ai yêu con bạn hơn được bạn. Hãy chỉ cần anh ta (cô ta) là một người tử tế.

- Trong giao tiếp ứng xử sau khi về sống chung, anh ta (cô ta) sẽ biết bảo vệ con bạn như bảo vệ những đứa trẻ.

Chỉ có sự chân thành mới kết nối sự chân thành, chỉ có trái tim mới gần lại được với trái tim, quà cáp hay những lời nói ngon ngọt không phải thứ làm nên cách đối xử tử tế với con trẻ. Nhà văn Hoàng Anh Tú bày tỏ:

"Tôi vẫn nghĩ rằng thứ chúng ta mang đến cho con không phải người bố mới, người mẹ mới mà chỉ đơn giản thôi, là một người thân mới cho con mình. Trong suốt quá trình tiếp xúc, sống chung, sẽ xảy ra nhiều mâu thuẫn. Đến con ruột của mình mà đôi khi chúng ta còn điên tiết với con thì mong gì người dưng sẽ kiên nhẫn được với con. Nhưng nói thế không có nghĩa là cho phép người kia thay cha, thay mẹ để đánh con mình, dạy con mình những bài học làm người.

Tôi không mong các mẹ, các bố cho phép ai khác giáo dục con mình bằng roi vọt. Cho dẫu đó là ông bà nội ngoại, cha mẹ ruột của chúng ta hay thầy cô giáo. Roi vọt không giúp đứa trẻ thành người. Và cả bạn cũng vậy khi đối xử với con riêng của chồng, của vợ. Đừng nhân danh yêu thương. Hãy trả lại quyền dạy con cho cha mẹ ruột của chúng.

 Bố mẹ ly hôn, đừng bắt con mồ côi - Ảnh 2.

Bạn hãy là người trợ giúp cho đứa trẻ. Đừng cố biến mình thành cha ruột hay mẹ ruột con riêng của chồng, của vợ. Nếu có điều đó, hãy để đứa trẻ tự nhận ra, cho phép bạn và muốn ở bạn. Hãy tin vào thời gian của sự chân thành. Bảo vệ con bạn dù bạn yêu anh ta (cô ta) đến đâu. Vì con bạn thuộc về bạn, là cuộc đời của bạn, là tài sản vô giá của bạn. Bảo vệ con không phải bằng việc ôm chặt lấy con, lắp đặt camera quanh phòng, hằm hè hăm dọa bạn đời mới của bạn. Mà bằng việc cùng con tạo ra những lớp phòng vệ bằng kỹ năng."

Lân Lan

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Read Entire Article