Phát hiện loài khủng long săn mồi khổng lồ mới, dài tới 10m

1 year ago 217

Hóa thạch 70 triệu năm tuổi được khai quật ở miền nam Argentina tiết lộ loài khủng long săn mồi khổng lồ chưa từng được biết đến.

Theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature hôm 26/4, loài mới được đặt tên là Maip macrothorax sống vào cuối kỷ Phấn Trắng ở vùng đất ngày nay là Patagonia trải rộng trên lãnh thổ Agrentina và Chile. Những mảnh xương còn sót lại của sinh vật được khai quật tại địa điểm Estancia La Anita cách thị trấn El Calafate của tỉnh Santa Cruz, Agrentina, 30 km về phía tây nam.

Mô phỏng loài khủng long ăn thịt khổng lồ mới được phát hiện.
Mô phỏng loài khủng long ăn thịt khổng lồ mới được phát hiện. (Ảnh: CONICET)

Phân tích hóa thạch cho thấy Maip macrothorax dài từ 9 đến 10 m và nặng khoảng 5 tấn, biến nó trở thành thành viên lớn nhất từng được mô tả trong chi khủng long săn mồi Megaraptor.

Để nâng đỡ trọng lượng đó, cột sống của Maip gồm những đốt sống khổng lồ được kết nối với nhau bởi một hệ thống cơ, gân và dây chằng. Điều này cho phép con vật đứng thẳng bằng hai chân sau khi di chuyển.

Loài quái vật săn mồi mới cũng có hai chi trước nhỏ, giống với khủng long bạo chúa và đại long xương gai. Tuy nhiên, trong khi khủng long bạo chúa có xương lớn và nặng, xương của Megaraptor chứa nhiều lỗ bên trong khiến chúng nhẹ hơn đáng kể.

Những mảnh xương còn sót lại của Maip macrothorax ở Argentina.
Những mảnh xương còn sót lại của Maip macrothorax ở Argentina. (Ảnh: CONICET)

Hóa thạch của các loài Megaraptor ngày nay đã được phát hiện ở châu Á, châu Đại Dương và Nam Mỹ, nhưng phong phú nhất ở khu vực Patagonia của Argentina.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm các nhà cổ sinh vật học từ Nhật Bản và Hội đồng Phân tích Kỹ thuật và Khoa học Toàn quốc (CONICET) của Argentina.

Quét radar, phát hiện tàu ma mang hài cốt "bơi" dưới đường cao tốcQuái vật “xuyên không” 450 triệu năm bằng cách vô lý nhất thế giớiSự thật về biến đổi khí hậu từ nghệ thuật trên đá Ai Cập thời tiền sử
Read Entire Article