Quy hoạch ĐBSCL: Liên kết là yếu tố cốt lõi

1 year ago 48

Với định hướng đa dạng về sản xuất nông nghiệp, thời gian tới Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vựa lúa mà còn trở thành vựa trái cây, vựa thuỷ sản của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực thế giới.

Một điểm quan trọng là chúng ta xác định được 8 vùng trung tâm đầu mối gắn với quá trình phát triển cơ sở, đây là cơ sở quan trọng để tiến hành phát triển nông nghiệp chế biến, nâng tầm giá trị cho nông sản Việt Nam.

Đi kèm quy hoạch là cơ chế quản lý ngân sách, huy động đầu tư nước ngoài, quy chế liên kết vùng. Đây là cơ sở quan trọng để chúng ta biến tất cả ước mơ, bức tranh tương lại này thành hiện thực.

Chúng ta đã có quy hoạch tốt, nhưng khó khăn nhất vẫn là thực hiện, làm thế nào để tổ chức liên kết vùng, làm thế nào để đưa hết thành phần kinh tế, các đối tác trong và ngoài nước vào đầu tư, phát triển tại địa bàn này. Trong quá trình xây dựng quy hoạch, chúng ta đã có bài học tốt qua sự tham gia của các chuyên gia Hà Lan. Hà Lan là nước phải đối đầu với thách thức nước biển dâng, nhưng hiện nay đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu nông sản.

3 vùng sinh thái được xác định các giải pháp, hệ thống hạ tầng cơ sở liên kết như trong quy hoạch là cơ sở bảo đảm để chúng ta xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tái tạo.

Với bản quy hoạch này, TS. Đặng Kim Sơn tin tưởng chắc chắc Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn tiên phong không chỉ về sản xuất nông nghiệp mà còn công nghiệp chế biến, kinh tế biển và phát triển con người, góp phần đưa đất nước chúng ta trong giai đoạn tới sẽ phát triển rực rỡ. 

Read Entire Article