Tìm ra nguyên nhân gây máu đông khi tiêm vắc xin

2 years ago 179

Tìm ra nguyên nhân gây máu đông khi tiêm vắc xin - Ảnh 1.

Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca từng được xem là vắc xin của thế giới vì giá phải chăng, dễ bảo quản và vận chuyển - Ảnh: REUTERS

Các nhà khoa học từ Đại học Cardiff (Anh) và Đại học bang Arizona (Mỹ) đã làm việc với hãng dược AstraZeneca để phân tích chi tiết liệu chứng huyết khối có liên quan đến công nghệ vector virus hay không.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances ngày 2-12 cho thấy, một nguyên liệu được sử dụng trong vắc xin AstraZeneca có thể là nguyên nhân.

Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, vắc xin COVID-19 của AstraZeneca và Johnson & Johnson sử dụng virus adeno để mang các protein đột biến của virus corona vào người, từ đó kích hoạt phản ứng miễn dịch bảo vệ.

Tuy nhiên virus adeno đã "hút" yếu tố 4 tiểu cầu (PF4) khiến hệ miễn dịch nhầm lẫn,và giải phóng các kháng thể chống lại PF4. PF4 lại liên kết với các kháng thể và trải qua hàng loạt hoạt động khác đã hình thành nên cục máu đông

Tiến sĩ Alexander Baker, một thành viên nghiên cứu, cho biết vector virus hoạt động giống nam châm, hút các protein mang điện tích dương như PF4.

Nhóm nghiên cứu thừa nhận vẫn còn phải tiến hành thêm các nghiên cứu sâu để giải thích chi tiết sự hình thành cục máu đông.

Đóng góp quan trọng nhất của công trình này là xác nhận PF4 có thể liên kết với virus adeno, mở đường cho những cải tiến đối với vắc xin công nghệ vector virus.

"Chúng tôi hy vọng phát hiện của mình có thể được sử dụng để hiểu rõ hơn về những tác dụng phụ hiếm gặp của các loại vắc xin mới, hỗ trợ thiết kế những loại vắc xin mới và cải tiến", nhóm nghiên cứu bày tỏ.

Người phát ngôn của AstraZeneca nhận xét, nghiên cứu đã cung cấp "thông tin hấp dẫn", và dựa trên những hiểu biết này, AstraZeneca sẽ tìm kiếm các cách thức để loại bỏ biến chứng đông máu hiếm gặp.

Hàng loạt quốc gia đã tạm ngừng tiêm vắc xin AstraZeneca hồi tháng 3 năm nay, sau khi ghi nhận các trường hợp sau khi tiêm gặp phải chứng đông máu. Giới chức y tế các nước sau đó cho biết biến chứng này là hiếm gặp và lợi ích của việc tiêm vắc xin vượt trội so với rủi ro.

Nhiều quốc gia sau đó nối lại việc tiêm vắc xin AstraZeneca, riêng châu Âu chuyển sang dùng vắc xin Pfizer/BioNTech hoặc Moderna vì những tranh cãi về nguồn cung.

Read Entire Article