Trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 nguy kịch: 'Ai cũng quen vất vả, nhưng thương lắm'

2 years ago 95

 Ai cũng quen vất vả, nhưng thương lắm - Ảnh 1.

Bên trong khu điều trị R14 cho những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng và chuyển biến xấu - Ảnh: NAM TRẦN

0h, tại phòng theo dõi trung tâm R14, những âm thanh từ bộ đàm vẫn vang lên:

- Alo, Alo, xem giúp chị bệnh nhân Đ. giường số 1, chỉ số SpO2 đang giảm, huyết áp tăng cao! Xem lại luôn bình thở giường bệnh số 2, hút luôn dịch nhé!

- Ok chị nhé! Mà chị ơi, 3 cụ giường 4,8,9 nhiệt độ trên 38 độ C, cho hạ ạ!

Liên tục là tiếng báo đàm và những tiếng tít tít, tít tít từ màn hình theo dõi các chỉ số huyết áp, SpO2, nhịp tim... vang lên không ngừng tại "căn cứ địa" phòng theo dõi trung tâm.

Đặt bộ đàm xuống bàn, ngay lập tức, các y bác sĩ, điều dưỡng phía trong khu điều trị có mặt tại giường bệnh để hỗ trợ.

Mỗi ngày Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 tiếp nhận khoảng 15-20 ca, và hiện tại luôn duy trì ở mức gần 200 bệnh nhân. Tuy số bệnh nhân nhập viện không phải nhiều nếu so với số ca nhiễm không ngừng tăng cao những ngày qua tại Hà Nội, đây là những bệnh nhân chuyển nặng. 

Điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Thu Phương cho biết, khoảng một tuần nay, số bệnh nhân nhập viện có giảm, tuy nhiên lại là những ca rất nặng và nguy kịch, hầu hết các bệnh nhân đều phải thở máy, mask túi, HFNC.

"Hiện tại nhân lực điều trị tại bệnh viện không đủ. Mỗi kíp trực gồm 4 bác sĩ, 4 điều dưỡng, phải làm việc một ca trực 12 tiếng, thay vì là 6-8 tiếng. Nhiều phòng cần 6 điều dưỡng, nhưng cũng không đủ", chị Phương cho biết thêm.

Theo tiêu chuẩn, một bệnh nhân thở máy cần 1 bác sĩ, 2 điều dưỡng, 1 hộ lý. Riêng ca bệnh phải chạy tim phổi nhân tạo (ECMO) cần nhiều người hơn. Tuy nhiên, hiện tại, một điều dưỡng trong ca trực 6 tiếng liên tục phải đảm nhiệm khoảng 2-3 bệnh nhân thở máy, chưa kể bệnh nhân khác.

Tại khu điều trị R14, luôn có 20 ca bệnh nặng nhất đang phải thở máy, có bệnh nhân phải lọc máu. Các y bác sĩ phải theo dõi, điều trị, chăm sóc 24/24h.

Bác sĩ Vũ Văn Tiến (Bệnh viện Xanh Pôn) làm việc tại khu điều trị hơn 1 tháng nay, mỗi ngày làm 12 tiếng và có tuần làm 80 tiếng.

Ông cho biết, ai cũng đã quen với vất vả khi phải căng mình điều trị, chăm sóc cho những bệnh nhân rất nặng ở đây, nhưng vẫn thấy thương những anh chị điều dưỡng trong phòng điều trị không có lúc nào ngưng nghỉ suốt 12 tiếng đồng hồ, từ thay ống thở, lọc khí, hút đờm, đổ đồ thải...lúc nào cũng luôn chân luôn tay.

Hiện có khoảng 130 y bác sĩ, tình nguyện viên đang có mặt tại đây, trong đó có 65 nhân viên y tế, tình nguyện viên của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; 24 bác sĩ từ Hà Giang và 35 bác sĩ điều dưỡng từ Bệnh viện Xanh Pôn tới học tập, hỗ trợ chăm sóc, điều trị.

Ca trực chiều 14-1, PGS.TS Hoàng Bùi Hải - phó giám đốc Bệnh viện - trực tiếp đi buồng phía trong khu điều trị các bệnh nhân nặng.

"Tôi thường xuyên đi buồng để kiểm tra cụ thể tình hình từng bệnh nhân, đặc biệt là những ca nặng, diễn tiến xấu như ở R14. Thường một ngày tôi sẽ vào 1 lần, kiểm tra cụ thể từng thiết bị, máy móc, nhiệt độ, vệ sinh trong phòng để kịp thời nhắc các bạn điều chỉnh", ông Hải cho hay.

PGS.TS Hoàng Bùi Hải cũng cho biết thêm, Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 thuộc Bệnh viện Y Hà Nội là bệnh viện điều trị COVID-19 có điều đặc biệt là sau ca trực, y bác sĩ có thể trở về nhà.

Các y bác sĩ, điều dưỡng hay nhân viên phục vụ được giám sát và tự đánh giá nguy cơ phơi nhiễm để quyết định có đảm bảo an toàn và được về nhà hay không.

 Ai cũng quen vất vả, nhưng thương lắm - Ảnh 2.

Xe cấp cứu chuyển bệnh nhân nặng tại các bệnh viện hoặc các tỉnh như Bắc Ninh, Hà Giang lên đây điều trị - Ảnh: NAM TRẦN

 Ai cũng quen vất vả, nhưng thương lắm - Ảnh 3.

Một nhân viên y tế vội vã bước nhanh về khu vực điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 rất nặng - Ảnh: NAM TRẦN

 Ai cũng quen vất vả, nhưng thương lắm - Ảnh 4.

Phòng theo dõi trung tâm cùng hệ thống máy theo dõi các chỉ số điều trị của các bệnh nhân. Tại đây, các y bác sĩ sẽ liên tục quan sát để kịp thời gọi đàm vào phía bên trong phòng điều trị - Ảnh: NAM TRẦN

 Ai cũng quen vất vả, nhưng thương lắm - Ảnh 5.

Hình ảnh phổi đông đặc hơn một nửa của một bệnh nhân rất nặng - Ảnh: NAM TRẦN

 Ai cũng quen vất vả, nhưng thương lắm - Ảnh 6.

Ngay khi được báo đàm, các nhân viên y tế sẽ nhanh chóng tới giường bệnh nhân để có những can thiệp tức thời - Ảnh: NAM TRẦN

 Ai cũng quen vất vả, nhưng thương lắm - Ảnh 7.

Các y bác sĩ, điều dưỡng thăm khám và vệ sinh cá nhân cho một bệnh nhân - Ảnh: NAM TRẦN

 Ai cũng quen vất vả, nhưng thương lắm - Ảnh 8.

Những bệnh nhân nhập viện vào đây chủ yêu là những người ngoài 70 tuổi, với tình trạng bệnh đã diễn biến nặng - Ảnh: NAM TRẦN

 Ai cũng quen vất vả, nhưng thương lắm - Ảnh 9.

Nhân viên y tế bên trong buồng bệnh ghi những loại thuốc cần chuyển vào phục vụ người bệnh - Ảnh: NAM TRẦN

 Ai cũng quen vất vả, nhưng thương lắm - Ảnh 10.

23h đêm, các nhân viên y tế ngoài phòng điều hành và bên trong khu điều trị vẫn hoạt động miệt mài - Ảnh: NAM TRẦN

 Ai cũng quen vất vả, nhưng thương lắm - Ảnh 11.

Giữa đêm, gần 10 y bác sĩ, điều dưỡng làm thủ tục cho một ca bệnh nặng 68 tuổi nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hoá, suy tim và đã được can thiệp trước đó bằng thuốc - Ảnh: NAM TRẦN

Read Entire Article