Tuyệt tác các căn phòng Raphael – Kỳ I: Nơi ở của Giáo hoàng

2 years ago 287

Stanze di Raffaello, hay các căn phòng Raphael, chính là chuỗi căn phòng được mở cho công chúng, nằm trong quần thể kiến trúc Thánh Điện tọa lạc tại Vatican. Thánh Điện hay Điện Tông Tòa bao gồm một loạt các công trình kiến trúc như: căn hộ Giáo hoàng; các văn phòng của Giáo hội Công giáo Rôma; nhà nguyện; bảo tàng Vatican và các thư viện Vatican. Thánh Điện cũng là nơi ở chính thức của Giáo hoàng.

Các căn phòng Raphael

Các căn phòng Raphael lúc đầu được xây dựng dành cho Giáo hoàng Julius II làm chỗ ở. Khi đó, Giáo hoàng đã ủy thác cho Raphael, lúc bấy giờ vẫn còn là một họa sĩ trẻ chưa có tên tuổi, trang trí lại toàn bộ những căn phòng này. Mặc dù một số bức họa trong bốn căn phòng này không được bậc thầy hội họa Raphael vẽ ra, nhưng tất cả các tác phẩm tại đây đều thuộc về những bức họa quý giá nhất của nước Ý nói riêng, và của thế giới nói chung. Một bức tranh trong công trình Stanze di Raffaello (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Khi Giáo hoàng Julius qua đời vào năm 1513, chỉ có hai căn phòng được hoàn thiện. Sau đó, Giáo hoàng Leo X tiếp tục công trình. Đến khi Raphael qua đời vào năm 1520, các trợ lý của ông là Gianfrancesco Penni, Giulio Romano và Raffaellino del Colle đã hoàn tất công việc. Căn phòng được trang hoàng cuối cùng là Sala di Costantino. Bức Học viện Athens. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Nhóm bốn căn phòng Raphael nằm tại lầu ba, phía trên căn hộ của Giáo hoàng Alexander VI, nhìn ra phía Nam của sân Belvedere. Từ Đông sang Tây, nhóm bốn căn phòng bao gồm: Sala di Costantino, Stanza di Eliodoro, Stanza della Segnatura, và Stanza dell’Incendio del Borgo. Mỗi căn phòng lại chứa bốn tác phẩm chính. Trần nhà của từng căn phòng cũng được trang trí vô cùng tỉ mỉ.

Cùng với những bức họa của Michelangelo trên mái vòm Nhà nguyện Sistine, nhóm các căn phòng của Raphael thuộc về các tác phẩm Phục Hưng thể hiện đầy đủ thời kỳ hoàng kim nhất của hội họa phương Tây tại Rome.

Stanza della Segnatura

Đây là căn phòng đầu tiên mà Raphael trổ tài, và cũng được xem là kiệt tác của ông. Căn phòng này bao gồm 4 tác phẩm là:

Disputation of the Holy Sacrament (Tạm dịch: Tranh luận về Thánh lễ) The School of Athens (Tạm dịch: Học viện Athens) The Parnassus (Tạm dịch: Đỉnh Parnassus) The Cardinal Virtues (Tạm dịch: Tam đức)

Trong đó, có lẽ tác phẩm nổi tiếng nhất là Học viện Athens, bởi vì nó đã đưa những bộ óc tài ba nhất của nhân loại vào trong một tuyệt tác. Căn phòng là sự hòa hợp của khoa học, triết học, và cả tín ngưỡng tâm linh và mang theo nhiều ẩn ý trong sự sắp xếp các bức họa. Sau khi căn phòng này được hoàn thành, vì sự tuyệt mỹ của mình, nó đã ngay lập tức trở thành nơi mà các Giáo hoàng ký những văn bản quan trọng. Vì thế căn phòng mới có tên là Stanza della Segnatura – Căn phòng ký duyệt.  Những tuyệt tác trong các căn phòng Raphael - Kỳ I(Ảnh: 0ro1, Wikipedia, CC BY-SA 3.0) (Ảnh: 0ro1, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)  Những tuyệt tác trong các căn phòng Raphael - Kỳ I(Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Stanza di Eliodoro

Trong căn phòng này, Raphael đã tập trung nhiều hơn vào những vinh quang của nhà thờ Cơ đốc. Ông vẽ bốn cảnh trong Kinh Cựu Ước trên trần nhà, và công việc còn lại thì được những trợ lý thực hiện.

Các tác phẩm bao gồm:

The Expulsion of Heliodorus from the Temple (Tạm dịch: Heliodorus bị trục xuất khỏi Thánh điện) The Mass at Bolsena (Tạm dịch: Lễ Mét ở Bolsena) The Meeting of Leo the Great and Attila (Tạm dịch: Thánh Leo gặp Attila) Deliverance of Saint Peter (Tạm dịch: Giải thoát Thánh Peter)

Trong thời kỳ Phục Hưng, hầu hết các danh họa đều có tuyển các trợ lý để giúp đỡ mình thực hiện những tác phẩm lớn. Duy chỉ có danh họa Michelangelo là ngoại lệ. Cũng chính vì thế mà Michelangelo không có được nhiều tác phẩm như những người đồng nghiệp của mình. Trong khi Raphael cùng trợ lý hoàn thiện căn phòng này thì Giáo hoàng Julius cũng chuẩn bị qua đời. Tuy vậy, Giáo hoàng Julius cũng xuất hiện tại hai trong bốn bức họa của căn phòng. Căn phòng này lấy tên của một trong bốn bức họa: căn phòng của Heliodorus. Câu chuyện “Heliodorus bị trục xuất khỏi Thánh điện” sẽ được bàn đến trong những kỳ tiếp theo.  Những tuyệt tác trong các căn phòng Raphael - Kỳ I(Ảnh: 0ro1, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)  Những tuyệt tác trong các căn phòng Raphael - Kỳ I(Ảnh: 0ro1, Wikipedia, CC BY-SA 3.0) (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Stanza dell’incendio del Borgo

Đây cũng là một căn phòng mô tả những vinh quang mà nhà thờ Cơ đốc đạt được trong lịch sử. Vào thời điểm căn phòng này được thực hiện, Raphael đã tập trung vào các tác phẩm khác, và dành phần lớn không gian sáng tác cho các trợ lý của mình. Lúc này, Giáo hoàng Julius đã mất, và được thay thế bởi Giáo hoàng Leo X. Vì thế, những tác phẩm ở đây xoay quanh Giáo hoàng Leo X.

Các tác phẩm bao gồm:

The Oath of Leo III (Tạm dịch: Thệ ngôn của Leo III) The Coronation of Charlemagne (Tạm dịch: Charlemagne đăng quang) Fire in the Borgo (Tạm dịch: Hỏa hoạn ở Borgo) The Battle of Ostia (Tạm dịch: Chiến dịch Ostia)

Một trong những điều đáng chú ý trong căn phòng này là sự không đồng đều về mặt chất lượng của các tác phẩm. Một số thì có thể sánh ngang với những kiệt tác của Raphael, trong khi có tác phẩm lại có chất lượng kém hơn hẳn. Căn phòng này cũng lấy tên của một tác phẩm bên trong nó: Hỏa hoạn ở Borgo.  Những tuyệt tác trong các căn phòng Raphael - Kỳ I(Ảnh: 0ro1, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)  Những tuyệt tác trong các căn phòng Raphael - Kỳ I(Ảnh: 0ro1, Wikipedia, CC BY-SA 3.0) (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Sala di Costantino

Căn phòng Constantine cũng là một căn phòng nổi tiếng, nhưng không phải chỉ vì các tác phẩm bên trong phòng. Trong khi Raphael cùng các trợ lý đang hoàn thiện nó thì ông đột ngột qua đời một cách bí ẩn. Mặc dù các trợ lý đã cố gắng dựa trên ý tưởng của Raphael, nhưng họ không thể tái hiện được phong cách thần thánh của danh họa.

Các tác phẩm bao gồm:

The Vision of the Cross (Tạm dịch: Thập tự giá hiển thánh) The Battle of Milvian Bridge (Tạm dịch: Chiến dịch trên cầu Milvian) The Baptism of Constantine (Tạm dịch: Lễ rửa tội của Constantine) The Donation of Constantine (Tạm dịch: Quyên tặng của Constantine)

Căn phòng Constantine không chỉ đánh dấu cho cái chết của Raphael, mà còn là đánh dấu sự sa sút của hội họa phương Tây từ đỉnh điểm hoàng kim của nó.  Những tuyệt tác trong các căn phòng Raphael - Kỳ I(Ảnh: 0ro1, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)  Những tuyệt tác trong các căn phòng Raphael - Kỳ I(Ảnh: 0ro1, Wikipedia, CC BY-SA 3.0) (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Trong loạt bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về toàn bộ các tác phẩm trong 4 căn phòng của Raphael.

Quang Minh

Xem thêm:

Tranh của Johannes Vermeer: Sự phổ quát bên trong những điều bình dị Tháp Babel của người Babylon và vọng tưởng chạm tới thiên đàng

Mời xem video:

Read Entire Article