Tuyệt tác các căn phòng Raphael – Kỳ II: Nhân loại kiếm tìm chân lý

2 years ago 191

Stanze di Raffaello, hay các căn phòng Raphael, chính là chuỗi căn phòng được mở cho công chúng, nằm trong quần thể kiến trúc Thánh Điện tọa lạc tại Vatican. Thánh Điện hay Điện Tông Tòa bao gồm một loạt các công trình kiến trúc như: căn hộ Giáo hoàng; các văn phòng của Giáo hội Công giáo Rôma; nhà nguyện; bảo tàng Vatican và các thư viện Vatican. Thánh Điện cũng là nơi ở chính thức của Giáo hoàng.

Tiếp theo kỳ 1  Những tuyệt tác trong các căn phòng Raphael - Kỳ ICăn phòng Raphael – Một trong những nơi ở của Giáo hoàng (Ảnh: 0ro1, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Tiếp nối kỳ I, sau khi tìm hiểu một cách sơ lược về lịch sử của các căn phòng Raphael, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về bốn tác phẩm trong căn phòng thứ nhất: Stanza della Segnatura.

Bốn tác phẩm trong căn phòng này theo thứ tự là:

Disputation of the Holy Sacrament (Tạm dịch: Tranh luận về Thánh lễ) The School of Athens (Tạm dịch: Học viện Athens) The Parnassus (Tạm dịch: Đỉnh Parnassus) The Cardinal Virtues (Tạm dịch: Tam đức)

Bốn bức tranh tượng trưng cho bốn khía cạnh của nhân loại:

Tranh luận về Thánh lễ tượng trưng cho tín ngưỡng. Học viện Athens tượng trưng cho triết học. Đỉnh Parnassus tượng trưng cho thi ca. Tam đức tượng trưng cho đức hạnh.

Trong đó, có lẽ tác phẩm nổi tiếng nhất là Học viện Athens, bởi vì nó đã đưa những bộ óc được xem là tài ba nhất của nhân loại thời cổ đại vào trong một tuyệt tác. Căn phòng Stanza della Segnatura là sự hòa hợp của khoa học, triết học, với tín ngưỡng tâm linh và mang theo nhiều ẩn ý trong sự sắp xếp các bức họa. Sau khi căn phòng này được hoàn thành, vì sự tuyệt mỹ của mình, nó đã ngay lập tức trở thành nơi mà các Giáo hoàng ký những văn bản quan trọng. Vì thế căn phòng mới có tên là Stanza della SegnaturaCăn phòng ký duyệt.

Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về từng tác phẩm và hàm ý về chân lý mà nhân loại kiếm tìm đằng sau căn phòng Stanza della Segnatura.

Bức Tranh luận về Thánh lễ

Bức Tranh luận về Thánh lễ. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Tranh luận về Thánh lễ là bức họa đầu tiên mà Raphael thực hiện vào năm 1508 – 1509. Nó miêu tả bức tranh toàn cảnh về tín ngưỡng đối với Chúa trời: Chư Thần ở phía trên Thiên đàng và Giáo hội ở dưới mặt đất.

Trên Thiên đàng, Chúa Jesus nằm ở vị trí trung tâm, với vòng hào quang bao quanh mình. Phía bên tay trái Chúa Jesus là Đức mẹ Mary, người đã sinh ra Chúa, còn bên phải là Thánh John, người đã rửa tội cho Chúa. Xung quanh phía xa hơn là những vị Thánh, và các nhà tiên tri trong Kinh Thánh, ví dụ như Jacob, Moses. Chúa Jesus, Đức mẹ Mary và Thánh John.

Phía trên Chúa Jesus là hình ảnh Chúa Cha, hay Yahweh – Đấng Tạo Hóa, vị Thần đã sáng tạo ra vũ trụ. Phía dưới Chúa Jesus là Thánh Linh, được vây quanh bởi 4 cuốn sách phúc âm do 4 Thiên Thần nâng đỡ. Ngay phía dưới Thiên đàng, cũng nằm ở vị trí trung tâm nơi mặt đất, là Mặt Nhật, một vật dụng quan trọng trong các nghi lễ Cơ đốc giáo.  Nhân loại kiếm tìm chân lýĐấng Tạo Hóa Yahweh.  Nhân loại kiếm tìm chân lýThánh Linh là con chim trắng ở giữa, xung quanh là Thiên thần đang nâng sách phúc âm.

Dưới hạ giới, xung quanh Mặt Nhật, các vị Thánh, các Giáo hoàng, và các Tiến sĩ Hội Thánh đang bàn luận về sự hóa thể, một khái niệm trong đó bánh mì và rượu trở thành cơ thể, máu và linh hồn của Chúa Jesus. Xung quanh Mặt Nhật, người ta tranh luận về sự hóa thể.

Hóa thể là một đề tài trừu tượng gây ra rất nhiều tranh luận thời bấy giờ. Trong những người góp mặt tại đây, chúng ta có thể thấy 4 vị Tiến sĩ Hội Thánh đầu tiên của Cơ đốc giáo, Giáo hoàng Gregory I, Thánh Jerome, Thánh Augustine, Thánh Ambrose, Giáo hoàng Julius II, Giáo hoàng Sixtus IV, thầy tu Savonarola, Giáo hoàng Sixtus IV, và thậm chí cả nhà thơ Dante Alighieri.

Bức Học viện Athens

 Nhân loại kiếm tìm chân lýBức Học viện Athens. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Vào cuối năm 1509, Raphael bắt đầu vẽ bức Học viện Athens, nằm đối diện với bức Tranh luận về Thánh lễ. Chủ đề của bức họa này là những kiến thức hay chân lý có được nhờ lý lẽ. Đó chính là triết học, hay nói đúng hơn, là triết học cổ Hy Lạp.

Ở giữa bức tranh, nổi bật và thu hút mắt người xem là hai đại triết gia Plato và Aristotle. Trong số các triết gia còn lại, không có ai là người dân Athens, và cũng có khá nhiều người sống vào thời trước Plato và Aristotle. Tất cả các triết gia này đều tìm kiếm tri thức về “chân lý tối hậu”, được cho là nguyên nhân và nguồn gốc của mọi thứ. Plato và Aristotle.

Hãy để ý tới hành động của Plato (bên trái) và Aristotle (bên phải). Plato lấy tay chỉ lên trời, trên mái vòm, hay cũng có thể là Thiên đàng, còn Aristotle thì hướng tay sang ngang với hàm ý là căn phòng, hay cũng có thể là thế gian. Trong tay Plato là cuốn Timaeus, một cuốn sách nói về không gian, thời gian, cùng sự vận động của Trái Đất, của vũ trụ. Đây là một cuốn cẩm nang đã từng dẫn hướng cho khoa học trong một thời gian dài. Còn Aristotle thì cầm trên tay mình cuốn Ethics (đạo đức), và có thể đang muốn nói rằng: đạo đức là thứ không thể biểu đạt được bằng khoa học. Tư thế của Plato và Aristotle cũng mang hàm ý sâu hơn về sự sắp xếp trong căn phòng mà chúng ta sẽ bàn đến ở phần sau.

Trong bức Học viện Athens, ngoài Plato và Aristotle, người ta cho rằng có sự xuất hiện của những triết gia sau: Zeno xứ Citium, Epicurus, Heraclitus, Democritus, Boethius, Averroes, Pythagoras, Alcibiades, Antisthenes, Fornarina, Aeschines, Parmenides, Socrates, Diogenes xứ Sinope, Plotinus, Euclid, Archimedes, Strabo, Ptolemy, Apelles, Protogenes, v.v.

Bức Đỉnh Parnassus

Bức Đỉnh Parnassus. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Raphael bắt đầu bức tranh thứ ba này vào cuối 1509, đầu 1510. Chủ đề của bức họa là đỉnh Parnassus, nơi ở của Thần Apollo, các nàng thơ hay nữ Thần thi ca Muse, và những thi nhân vĩ đại trong lịch sử nhân loại.

Ở vị trí chính giữa tranh là Thần Apollo đang chơi đàn, xung quanh ngài là 9 nữ Thần thi ca, 9 vị thi nhân cổ đại, và 9 vị thi nhân nổi tiếng thời Raphael. Thần Apollo và 9 nữ Thần thi ca ở tâm điểm bức tranh với hàm nghĩa là Chư Thần trao nguồn cảm hứng cho thi ca nhân loại. Thần Apollo và 9 nữ Thần thi ca (hay còn gọi là nàng thơ).

Chín nữ Thần thi ca bao gồm: Clio, Thalia, Calliope, Erato, Urania, Euterpe, Terpsichore, Polyhymnia, và Melpomene. Ba thi nhân vĩ đại là Homer, Virgil và Dante.

Nhóm thi nhân dễ nhận ra nhất là Homer, Virgil, và Dante Alighieri. Các thi nhân còn lại được cho là: Plautus, Terence, Ovid, Sannazaro, Cornelius Gallus, Anacreon, Horace, Pindar, Sappho, Alcaeus of Mytilene, Corinna, Petrarch, Berni, Scribe. Trong đó có Sappho là nữ thi nhân duy nhất xuất hiện cùng những nam thi nhân khác.  Nhân loại kiếm tìm chân lýNữ thi nhân Sappho.

Cửa sổ phía bên dưới bức Đỉnh Parnassus nhìn ra đồi Vatican, được cho là một nơi thiêng liêng có liên hệ với thần Mặt trời, thường được cho là Thần Apollo trong Thần thoại Hy Lạp. Có thể nói, Raphael đã lựa chọn vị trí “không thể chính xác hơn” cho bức Đỉnh Parnassus.

Bức Tam đức

Bức Tam đức. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Bức Tam đức được thực hiện bởi những thành viên trong xưởng vẽ của Raphael vào năm 1511. Những đức hạnh quan trọng trong tín ngưỡng Cơ đốc bao gồm: dũng cảm, cẩn trọng, và chừng mực, bên cạnh lòng nhân từ, đức tin, và hy vọng.

Ba đức tin được biểu hiện bởi hành động của ba người phụ nữ ở phía trên cùng với các Thiên thần:

“Dũng cảm” là một người phụ nữ cầm nhành sồi. Nhành cây bị Thiên thần “Nhân từ” liên tục đùa giỡn. “Dũng cảm” có biểu tượng là một con hổ trên vạt áo.  Nhân loại kiếm tìm chân lýDũng cảm. “Cẩn trọng” là một người phụ nữ có hai mặt, khuôn mặt trẻ đang soi gương do một Thiên thần nâng lên, khuôn mặt già hướng ra đằng sau lưng. Cạnh nàng là ngọn đuốc được Thiên thần “Hy vọng” ôm giữ. “Cẩn trọng” nhìn vào gương, vì thế nàng biết được chân lý. Cẩn trọng. “Chừng mực” là một người phụ nữ cầm dây cương, bên cạnh là Thiên thần “Đức tin” đang chỉ tay lên trời, với hàm ý Chư Thần đang dõi theo.  Nhân loại kiếm tìm chân lýChừng mực.

Và đi kèm với Tam đức là đức hạnh thứ tư, ẩn giấu bên trên trần căn phòng: “Công chính”. Nàng cầm một thanh kiếm bên tay phải và một cán cân bên tay trái, tượng trưng cho sự công bằng ngay chính. Công chính.  Nhân loại kiếm tìm chân lýTrần căn phòng. (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Ẩn ý trong sự sắp xếp căn phòng

Ngoài những chi tiết như bức Đỉnh Parnassus được đặt ngay trên cửa sổ nhìn ra đồi Vatican, nơi có liên hệ trực tiếp với thần Apollo; sự sắp xếp các bức họa cũng mang tới một ẩn ý.

Triết học, thi ca và đạo đức đều là những chuẩn mực trong hành trình con người kiếm tìm chân lý. Trong khi đạo đức chính là thứ khiến con người ta hướng Thiện, thì thi ca lấy nguồn cảm hứng từ Chư Thần. Còn hai bậc thầy triết học là Plato và Aristotle trong Học viện Athens thì vừa tranh luận vừa như muốn bước thẳng ra khỏi tranh, hướng về phía đối diện, chính là bức Tranh luận về Thánh lễ. Sự bài trí căn phòng ẩn ý là để người xem tập trung về bức Tranh luận về Thánh lễ, nơi chân lý của Cơ đốc giáo hiện hữu. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Điều đó có ý nghĩa là, toàn bộ căn phòng chính là một bước chuyển của nhân loại, từ kiếm tìm chân lý sang thờ phụng chân lý. Mà chân lý ở đây chính là Đức tin vào Chư Thần.

(Còn nữa)

Quang Minh

Xem thêm:

Raphael và tỷ lệ vàng trong hội họa Phục Hưng

Mời nghe radio:

Read Entire Article